Tỉnh An Giang

  • Hằng năm, từ đầu tháng 6, nước lũ ở thượng nguồn sông Mekong đổ về cũng là lúc các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL vào mùa nước nổi. Giăng lưới, câu, đặt dớn, lọp… là những nghề “ăn theo” mùa lũ, tạo ra sinh kế cho rất nhiều cư dân vùng biên giới. Nhưng năm nay, mọi chuyện không diễn ra theo quy luật như thế và tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong tương lai.
  • Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới (An Giang) đã chuyển sang nghề nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, sử dụng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp (dạng viên) đã mang lại hiệu quả cao bởi kỹ thuật nuôi đơn giản, giá cả đầu ra ổn định và luôn ở mức cao.
  • Đến hẹn nhưng nước lũ vẫn chưa tràn về vùng hạ lưu châu thổ, nước không về nên loài cá linh được mệnh danh đặc sản của đồng bằng mấy ngày này cũng biến mất tăm mất tích.
  • Nhờ được cảnh báo từ rất lâu nên vụ sạt lở trên tuyến quốc lộ 91 không gây thiệt hại về người cũng như tài sản của người dân.
  • Đón bình minh trên sông Hậu, vừa tham quan chợ nổi Long Xuyên chứng kiến cảnh mua bán nhộn nhịp vùng sông nước vừa thưởng thức những tô bún nóng hổi trên chiếc ghe tam bản bồng bềnh, rồi rẽ nước đến cù lao Ông Hổ; Hay tham quan làng bè nuôi cá trên sông tại Châu Đốc - làng Chăm Đa Phước, huyện đầu nguồn An Phú; hoặc tham quan Cù Lao Giêng - làng lụa - cộng đồng Chăm Châu Phong, thị xã Tân Châu dọc theo sông Tiền… Đó là những điếm đến hấp dẫn của du lịch đường sông tỉnh An Giang.
  • Nghe người bạn nhắc tới nho rừng Bảy Núi ở An Giang khiến tôi khá tò mò và muốn tận mắt nhìn thấy loại trái đặc sản này. Được sự giúp đỡ của người dân địa phương, chuyến đi tìm nho rừng của tôi khá thú vị.
  • nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) đã chuyển sang mô hình nuôi lươn không bùn treo giá thể (công nghệ cao). Điển hình là nông dân Lâm Văn Đoàn Xuân, Ấp Bình Phú 1, xã Phú Bình là nông dân tiên phong trong việc áp dụng nuôi lươn công nghệ cao của xã.
  • Khu vực ĐBSCL có tiềm năng cao về phát triển nghề trồng nấm ăn nhưng những năm qua nghề này vẫn chưa ổn định, do kỹ thuật trồng nấm còn thủ công, nhỏ lẻ…
  • Sầu riêng núi Cấm mang hương vị đặc trưng, ai đến đây tham quan đều muốn thưởng thức 1 lần. Theo anh Đinh Văn Phi Vân (ấp Vồ Bà, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang): “Lên núi Cấm mà chưa thưởng thức sầu riêng là coi như chưa đến đây”.
  • Nông dân Võ Văn Em (ngụ ấp Long An, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đang sở hữu 8,5ha với 135 gốc sầu riêng Ri6 và Mongthong Thái Lan ở nhiều độ tuổi...