Tỉnh An Giang

  • Ông Bành Văn Nhứt, ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang chuyển 3 công ruộng sang trồng cà na-loài cây hoang dại. Sau khi trồng 8 tháng thì cà na cho trái, 1 năm cà na ra trái 3 vụ, mỗi vụ ông Nhứt bán trái cà na được 45 triệu đồng, thương lái tự tìm vào vườn thu mua, có bao nhiêu trái cùng mua hết...
  • Đầu mùa mưa, cỏ non và lúa thóc đầy đồng tha hồ gặm nhấm, con nào cũng mướt mượt, mập ú, làm món gì ăn cũng khoái khẩu. ở miền Tây, săn chuột đồng làm thực phẩm diễn ra quanh năm. Nhưng “mùa hốt tiền” lại thường rơi vào khoảng cận hoặc sau Tết Nguyên đán, đó là thời điểm nông dân đốt đồng vào vụ mới.
  • Gần đây nói đến ông Trần Công Nẻo ở thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang, giới nhà nông ai cũng thán phục bởi biệt tài chế máy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sau thành công với chiếc máy đầu tiên xử lý phụ phẩm trên cây bắp, đến nay ông cải tiến thêm nhiều tính năng tiện ích trên chiếc máy chặt, băm và thổi cây bắp thành nguyên liệu thức ăn nuôi bò sữa.
  • Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm qua, nông dân xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt. Với nhiều ưu điểm như: tận dụng được diện tích đất sẵn có, hạn chế mầm bệnh, dễ chăm sóc, quản lý và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động… mô hình này đã giúp nhiều nông hộ có được nguồn thu nhập ổn định.
  • Kiều Minh Thành, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: “ Tôi đầu tư 1.000m2 măng tây sau 6 tháng cho thu hoạch. Từ tết Nguyên đán đến nay tôi thu hoạch được 900kg măng tây bán với giá 40.000 đồng/kg cho thu nhập 36 triệu đồng. Bình quân mỗi ngày tôi cho thu hoạch từ 15 đến 16kg/ngày, mỗi đợt thu hoạch kéo dài 3 tháng...".
  • Cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đột phá trong thực tiễn, nông dân Nguyễn Văn Dũng (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã chế tạo nhiều máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất, nhân công lao động, tăng năng suất cho nhà nông.
  • Đây là cách làm độc đáo của anh Nguyễn Hùng Sinh (ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, một mình anh có thể vừa chăm sóc và quản lý hơn 5.000 bịch phôi nấm linh chi một cách dễ dàng.
  • Nhờ tận dụng tốt diện tích mặt nước dưới sông, anh Lê Thanh Hải (sinh năm 1991, ngụ ấp Trung Phú 3, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã thành công khi thả nuôi ếch Đài Loan trong mùng lưới. Từ 2 mùng ếch ban đầu, đến nay tăng lên 14 mùng, giúp anh Hải kiếm thêm thu nhập khoảng 90 triệu đồng/mùa nuôi.
  • Mới đây, trên địa bàn tỉnh An Giang đã xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm với 4 người mắc và 1 người chết do ăn con Sam biển (nghi con So biển).
  • Vừa qua, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp (HTX) Bến Bà Chi ngụ địa bàn ấp Trung An, xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã ký kết bán 1 tấn xoài Cát Hòa Lộc cho Công Ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu (Bến Tre) với giá 49.000đ/kg, để công ty xuất sang thị trường Mỹ. Như vậy, trong khi xoài Cát Hòa Lộc hiện tại người dân nơi đây chỉ bán được cho thương lái địa phương với giá dao động từ 10.000- 15.000đ/kg.