Tỉnh An Giang

  • Ngư dân giăng lưới đêm trên sông Hậu (đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) bắt dính nhiều cá cóc, loại từ 1-3kg/con. Hiện nay, cá cóc- loài thủy sản nước ngọt này được xem là đặc sản, thịt thơm ngon, bổ dưỡng. Cá cóc được các quán ăn, nhà hàng thu mua mạnh nên có giá dao động từ 130.000- 200.000 đồng/kg (loại trên 1kg/con).
  • Là sản phẩm mang nhiều dược tính và đặc biệt an toàn khi sử dụng, mật ong trở thành mặt hàng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng sản phẩm này ở An Giang mỗi nơi mỗi khác, khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi cần sử dụng.
  • Những hàng trâm cổ thụ ở huyện Tri Tôn (An Giang) dần biến mất, bởi người dân ồ ạt bứng bán cho thương lái.
  • Những năm qua, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh An Giang đã giúp hàng nghìn lượt hội viên, nông dân trên địa bàn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa.
  • Đốt chiếu để tạo thành tranh, một việc làm tưởng chừng như kỳ lạ và nói chơi, thế nhưng lại là chuyện có thật. Qua đôi bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của người họa sỹ ngụ tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, tất cả đều trở thành bức tranh vô cùng sắc sảo và sống động như thật. Chủ nhân của những tác phẩm độc lạ này là ông Võ Minh Mẫn.
  • Theo truyền thuyết, đồng đá nổi (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) rộng lớn xưa kia từng xuất hiện hàng hà loại đá có hình thù đa dạng. Xen lẫn trong đó là nhiều câu chuyện ly kỳ về những tay “săn đá”, “săn vàng” với giấc mộng giàu sang. Cũng từ đó, hàng loạt câu chuyện kỳ bí xoay quanh đồng đá nổi cũng như miếu đá nổi được người dân lưu truyền đến nay.
  • “Không cần diện tích thả nuôi lớn; nguồn thức ăn cho rắn hổ hèo có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm; người chăn nuôi không gặp khó khăn trong quá trình chăn nuôi do đây là động vật dễ nuôi, ít bị nhiễm bệnh; chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi thành phần kinh tế…” - đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Dân (ấp Tân Thạnh, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) sau 2 năm thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo.
  • Ông Nguyễn Văn Mật, ngụ ấp Long Hậu, xã Phú Long, huyện Phú Tân (An Giang) trồng 120 cây táo trong vườn mà cây nào cây nấy trái sai từ gốc lên ngọn. Ai vào vườn táo nhà ông Mật thời điểm hái trái này đều mê.Bình quân 2ngày ông Mật hái 40kg táo bán với giá 16.000-20.000 đồng/kg.
  • Hội Nông dân tỉnh An Giang vừa tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức “Phiên chợ nông sản an toàn tỉnh An Giang lần thứ III năm 2019” và lễ bàn giao máy vi tính cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.
  • Mỗi năm làm chỉ 1 vụ nhưng rau muống lấy hạt ở xã Hiệp Thương, huyện Phú Tân (An Giang) cho thu nhập khá cao, thu hút số hộ tham gia ngày càng đông. Nhờ sản xuất ít “đụng hàng”, năm nay bà con phấn khởi vì tiếp tục được mùa, được giá.