Tỉnh An Giang
-
Mỗi năm làm chỉ 1 vụ nhưng rau muống lấy hạt ở xã Hiệp Thương, huyện Phú Tân (An Giang) cho thu nhập khá cao, thu hút số hộ tham gia ngày càng đông. Nhờ sản xuất ít “đụng hàng”, năm nay bà con phấn khởi vì tiếp tục được mùa, được giá.
-
Mỗi năm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang thu hút khoảng 1 triệu lượt khách tham quan. So với những nơi khác, lượng du khách đến Phú Tân chỉ là con số nhỏ, nhưng địa phương xác định du lịch là tiềm năng chưa khai thác hết, luôn động viên, khuyến khích người dân thử sức với loại hình này khi có điều kiện.
-
Ông Hồ Văn Nhiều, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã chuyển từ nuôi cá thác lác cườm sang nuôi cá heo đuôi đỏ-loài cá đuôi đỏ và kêu éc éc rất dễ thương. Ông Nhiều và 2 người anh, em ruột khác nuôi 9 bè cá heo đuôi đỏ, tới thời kỳ xuất bán, có ngày thương lái xuống cân cả 100 ký cá với giá từ 280.000-300.000 đồng/ký.
-
Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, ông Nguyễn Văn Út (sinh năm 1967, ngụ ấp Tây Bình, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) nuôi cá lóc trong bồn. Từ một vài bồn ban đầu, đến nay số lượng nuôi đã lên đến 6 bồn. Ông Út phấn khởi cho biết, sau 3 đợt xuất bán đã thu về lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng.
-
Những năm gần đây, nhiều người chơi thú cưng đã đam mê, thích thú và sưu tầm con rồng Nam Mỹ để vừa làm cảnh vừa làm kinh tế rất hiệu quả. Điển hình như anh Lê Duy Tân, 22 tuổi ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên (An Giang). Sau 7 năm gắn bó với con vật hoang dã này, anh đã tự làm giàu cho bản thân.
-
Trải qua nhiều công việc không ổn định, nhưng khi “bén duyên” với cây dưa lưới, anh Nguyễn Văn Đệ ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú (An Giang) đã thành công, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
-
Trong khi đa phần nông dân vẫn thíchsử dụng thuốc hóa học cho rau, màu để tăng năng suất, chạy theo lợi nhuận thì chàng trai “9X” Trương Thành Đạt (phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) cùng các cộng sự trẻ chọn cách làm ngược lại: tuyệt đối không phun thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chấp nhận cho sâu, bệnh tấn công để xây dựng hệ sinh thái tự nhiên...
-
Với diện tích 3.000m2, bình quân mỗi ngày, anh Nguyễn Văn Thanh, ngụ ấp Vĩnh Thuận (xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) thu hoạch từ 180 - 250kg rau thủy canh. Toàn bộ rau thủy canh đều được chuyển đến tổng kho của Siêu thị Co.opmart tại Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Với giá bán từ 50.000 - 60.000 đồng/kg (tùy loại), bình quân mỗi ngày anh Thanh thu về cho gia đình 8 - 10 triệu đồng.
-
Mùa mưa vừa kết thúc, hàng ngàn người dân ở huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) lại tất bật chuẩn bị dụng cụ để đi hái trái thốt nốt, lấy nước nấu đường thốt nốt. Trời chưa hửng sáng đã thấy những bóng người xuất hiện dưới gốc cây thốt nốt, thoăn thoắt trèo lên và mất hút trong tán lá xum xê. Trèo hái thốt nốt được gọi là nghề mưu sinh giữa lưng trời hoặc “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời”.
-
Anh Phan Ngọc Vũ – nông dân ấp An Phú, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã thành công với mô hình nuôi dế thương phẩm, kiếm bộn tiền. Dế là một loại côn trùng sống trong môi trường tự nhiên có tuổi thọ không quá 3 tháng, rất phổ biến tại các vùng nông thôn...