Tỉnh An Giang
-
Vào mùa nước nổi, chợ rắn và chợ cua đồng ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) bắt đầu sôi động. Đây là nơi phân phối đặc sản cho các chợ trong tỉnh và cung ứng lên TP.HCM. Do vậy, những khu chợ này giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
-
Có những loại cây, cỏ, trong đó có loài lan quét nhìn cũng bình thường nhưng có tác dụng trị bệnh rất bất ngờ. Hiểu được giá trị của những loại thuốc quý mọc hoang dã, cư dân núi Cấm (tỉnh An Giang) đang nỗ lực bảo tồn, giữ gìn như một nét rất riêng của vùng đất huyền bí này.
-
Tốt nghiệp Đại học ngành công nghệ thực phẩm, trải qua nhiều thử thách, tâm huyết với ngành nông nghiệp, chị Nguyễn Thị Mai Khương, khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao và đã đạt kết quả khả quan về kinh tế, tạo điểm tham quan du lịch khá lý thú cho du khách.
-
Để tạo điều kiện cho người dân biên giới và nước bạn có nơi buôn bán, tỉnh An Giang đã thành lập chợ bò Tà Ngáo. Mùa nước nổi, chợ bò vùng biên hoạt động hết sức nhộn nhịp. Từ đây, bò được kiểm dịch rồi lên xe tỏa khắp các tỉnh tiêu thụ.
-
Mùa nước nổi ở xã đầu nguồn biên giới Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) là mùa sôi động nhất trong năm, mùa của “cá nước chim trời” cùng những sinh hoạt sông nước của người dân. Về thăm nơi đây, vào những ngày mùa nước nổi là dịp để cảm nhận vẻ đẹp, chứng kiến sự hào phóng mà thiên nhiên ban tặng cho xứ biên giới đầu nguồn.
-
Đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng cùng với chất lượng được đảm bảo, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhựa PP của Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Gia Nam (ấp Hòa Long, xã Định Thành, Thoại Sơn, An Giang) đã được khách hàng tin dùng, đón nhận, trong đó có thị trường Mỹ.
-
Do điều kiện gia đình gặp khó khăn, không có đất sản xuất, anh Nguyễn Văn Nhĩ (sinh năm 1981, ngụ ấp Trung Phú 3, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã tận dụng diện tích mặt nước bờ sông, đóng cọc, làm vèo để nuôi ếch Thái Lan. Cách làm này đã đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
-
Mỗi năm, người dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) trồng từ 1-2 vụ hoa dừa cạn, để chế biến dược liệu trị bệnh. Không biết từ bao giờ, những vườn hoa màu tim tím làm ngẩn ngơ người đi đường…
-
Trải qua nhiều công việc khác nhau, ông Nguyễn Lợi Đức (Sáu Đức) 64 tuổi, ở ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đang sở hữu 1.500 công đất trồng lúa. Ông Sáu Đức còn làm giàu nhờ trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu và nuôi hàng trăm con bò, trong đó có nhiều giống bò ngoại mà dân ở đây hay gọi là bò Tây...
-
Trong “bách nghệ” có lẽ nghề thợ lặn được xem là bước đường cùng của dân sông nước ở An Giang. Với họ, cuộc mưu sinh là những tháng ngày ngụp lặn chốn sông sâu tăm tối, đối diện với nguy hiểm khôn lường với mong muốn sẽ có ngày thoát khỏi cái “nghiệp” của mình.