Tỉnh An Giang

  • Sau nhiều năm kiên trì cải tạo vườn tạp trở nên tươi tốt và lần lượt trồng xen canh các loại cây từ ngắn hạn đến lâu năm, hiện nay là trồng tre Điền Trúc xen chuối cấy mô, ông Vương Vĩnh Chót, ngụ ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân (An Giang) đã thành công khi "bắt" đất tạp “nở” ra tiền quanh năm.
  • Mùa lũ, người dân không chỉ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên như: giăng câu, lưới, đặt lọp… nhiều người ở tỉnh An Giang còn mưu sinh bằng việc bắt ốc bươu vàng, vừa tăng thu nhập, vừa hạn chế đối tượng gây hại mùa màng. Ngoài chợ ăm ắp sản vật mùa nước nổi, ngồi chợ lể ốc, mổ cá cũng kiếm ra tiền...
  • Khi nước lũ xuống dần, hầu hết những loài cá tự nhiên vẫn “nán” lại trên đồng để tìm thức ăn. Khi lũ rút mạnh, cảm giác những cánh đồng sắp khô nước, chúng lại ào ạt tuôn ra sông. Đây là đợt “hốt hụi chót” của những người theo nghề “bà cậu” ở tỉnh An Giang.
  • Mạnh tay quăng chiếc chài bổng vào không trung, ông Trần Kim Phước, người dân xã Vĩnh Tế (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) xởi lởi: “Ông, bà mình nói giữa tháng 9 (âm lịch) nước bêu đồng, rồi “cầm” lại đó để cá, tôm có thời gian sinh sản. Sang tháng 10 nước rút, cá, tôm kịp lớn để nuôi sống dân câu lưới. Năm nay không như vậy, nước lên rất nhanh rồi xuống… “một cái một”! Vậy là con cá “trôi” theo nước làm dân bà cậu tiếc hùi hụi. Theo tui quan sát, nước vực mỗi ngày hơn cả tấc chứ không ít”.
  • Lũ rút. Trên những khúc sông soi bóng những phận đời mưu sinh bằng nghề đặt lú ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Quanh năm, họ lấy xuồng làm nhà, lênh đênh theo con “cá chạy”…
  • Trên những cánh đồng ngập nước, rất nhiều chiếc ghe, xuồng neo lại gần nhau thành những xóm nhỏ. Từ xa nhìn lại đó chỉ là những chỉ ghe mỏng manh nhưng trên đó vô vàn là những cảnh đời, số phận. Kiếm tìm sinh kế họ phải di chuyển bởi nguồn thủy sản không còn dồi dào như trước.
  • Dọc theo những con đê quốc phòng và các tuyến kênh lớn, thỉnh thoảng lại gặp nhiều xóm lều, xóm ghe mọc san sát nhau, được gọi là “xóm du cư mùa nước nổi”.
  • Từ lâu, chợ cỏ Ô Lâm (xã Ô Lâm) trở thành một trong những chợ độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang). Gọi là chợ nhưng không bán rau, thịt hay cá… mà chỉ bán cỏ. Cỏ được cắt ở nhiều nơi, buộc thành từng bó, chất đầy ghe rồi chở về đây bán cho các hộ chăn nuôi gia súc trong và ngoài địa phương.
  • Mùa nước nổi ở An Giang đi tắm đồng, bẻ trái cà na...là khoảnh khắc được hòa mình với những trải nghiệm độc đáo. Tạm quên những bộn bề của cuộc sống, cảnh thanh bình của vùng quê chào đón khách thập phương. Không cần đến những dịch vụ cầu kỳ, chỉ nhờ “thổ địa” làm “hướng dẫn viên”, ai cũng có thể về lại với tuổi thơ, du lịch thỏa thích cùng mùa nước nổi.
  • Khu vực cầu cạn (cầu Xuân Tô, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) còn có tên gọi khác là “Biển đồng”, “Hà Tiên 2”. Đơn giản thôi, vào mùa nước cạn, dưới chân cầu là ruộng lúa bạt ngàn, kéo dài tít tắp. Nước nổi tràn về, khu vực ấy trở thành đồng nước mênh mông, trĩu nặng phù sa và thủy sản. Chẳng phải điểm du lịch, cầu cạn vẫn được nhắc đến, quyến luyến lòng người bằng sự bình yên rất riêng của mình.