Tỉnh An Giang

  • Tổng chi phí đầu tư là 3,5 tỷ đồng cho vườn bưởi, không ít người lắc đầu bảo chúng tôi gan, vì cây bưởi da xanh không hợp với vùng đất nơi đây. Bỏ qua bao lời bàn tán, vợ chồng tôi kiên định với quyết tâm phát triển thành công vườn bưởi. Gần 2 năm gắn bó, vườn bưởi đang bước vào vụ cho trái đầu tiên với nhiều tín hiệu khả quan” - bà Lê Thị Hạnh, ngụ ấp Tân Vọng, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn (An Giang) chia sẻ.
  • Cờ bạc ngày càng biến tướng và tồn tại dưới muôn hình vạn trạng. Đáng báo động, "bác thằng bần" đã len lỏi về các vùng nông thôn, tràn vào mỗi gia đình. Già trẻ, gái trai, thậm chí cả học sinh cũng mê mệt với trò chơi "tán gia bại sản" này.
  • Được mệnh danh là xứ trồng trầu của huyện Phú Tân (An Giang), “làng trầu” ở xã Long Hòa còn tự hào là nghề sống bền của người dân nơi đây. Cũng như nhiều ngành, nghề khác, trầu được tiêu thụ khá mạnh vào dịp cuối năm, kéo dài đến sau Tết. Năm nay, người dân xã Long Hòa đón vụ trầu Tết với tinh thần phấn khởi bởi giá bán cho thương lái cao hơn nhiều so năm trước.
  • Từ mô hình nuôi lươn truyền thống, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đã áp dụng thành công mô hình nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap với mật độ dày đặc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Thời điểm này, các cơ sở chế biến cá khô, mắm ở huyện đầu nguồn An Phú và các địa phương trong tỉnh An Giang tất bật vào mùa chuẩn bị cho thị trường Tết. Từ lâu, khô cá sặc rằn Khánh An, khô rắn Vĩnh Hội Đông, khô cá lóc đồng Thoại Sơn… không chỉ là những món “quà quê” ý nghĩa mà đã trở thành đặc sản không thể thiếu trong thực đơn bữa ăn gia đình.
  • Anh Lâm Minh Đức (42 tuổi), xã Long Hòa, huyện Phú Tân (An Giang) đã thôi không bôn ba mưu sinh bên Campuchia mà về quê khởi nghiệp làm giàu với mô hình trang trại chăn nuôi bò thịt, nuôi cá bống tượng...
  • Trong cái se lạnh của tiết trời cuối năm, ngồi trên chiếc đò chèo, thưởng thức tô bún riêu, nhâm nhi một ly cà phê buổi sáng, thả hồn bồng bềnh theo con nước, mang lại cảm giác lâng lâng khó tả. Dạo chợ nổi Long Xuyên (tỉnh An Giang) điểm hấp dẫn không chỉ bởi các món ăn dân dã, các loại rau, củ, quả tươi ngon mà còn khám phá được nét sinh hoạt sông nước truyền thống của người miền Tây.
  • Chợ khô Long Xuyên (An Giang) tuy quy mô không quá lớn nhưng có lịch sử hình thành lâu đời, sản phẩm ngon, uy tín, chất lượng, được nhiều người ưa chuộng. Dù hiện nay đã xuất hiện nhiều hình thức bán hàng hiện đại nhưng nhiều người vẫn tìm đến chợ khô Long Xuyên như một nét rất riêng, không lẫn vào đâu được.
  • Là món ăn truyền thống của đồng bào Khmer, cốm dẹp đã trở thành nỗi nhớ của những ai sinh ra và lớn lên ở vùng Bảy Núi. Bởi thế, dù nghề làm cốm dẹp không còn phổ biến nhưng những ai gắn bó cùng nó cứ son sắt một lòng, mặc cho thời gian phủ bụi lên những chiếc chày nơi góc bếp.
  • Để giải quyết bài toán phế phẩm, chất thải trong quá trình chăn nuôi bò, anh Nguyễn Phong Phú, ngụ ấp Long Hòa 1, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới (An Giang) đã phát triển mô hình nuôi trùn quế. Mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.