Tỉnh An Giang
-
Lũ về, ông Nguyễn Văn The, người dân ấp Phú Thu, xã Phú Xuân, huyện đầu nguồn Phú Tân (An Giang) đi đổ dớn không ngờ có con cá huyết rồng "khủng" nặng tới 31kg chui vô dớn và ông đã bắt được. Con cá huyết rồng này dài tới 1,6 m.
-
Hàng chục hộ dân ấp An Khương, xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới (An Giang) đã thành triệu phú với thu nhập khá cao từ nghề nuôi bò CharoLais-giống bò xuất xứ từ Pháp. Nhiều người gọi ấp An Khương là “xóm triệu phú nuôi bò “Tây” to xác.
-
Lũ về, mùa nước nổi, anh Phạm Văn Trí, xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: “Dớn được đặt chủ yếu ở các cánh đồng Kênh 15 (xã Bình Phú). Mỗi ngày, gia đình tôi bắt vài chục ký cá, chủ yếu các loại cá linh, cá he, cá sặc, cá rô... nhưng nhiều nhất vẫn là cá linh. Hiện nay, giá cá linh bán cho bạn hàng với giá 40.000 đồng/kg, các loại cá đồng khác do còn nhỏ nên chúng tôi thả về thiên nhiên. Thu nhập mỗi ngày đặt dớn bắt cá đồng từ 300.000 - 400.000 đồng”.
-
Từ ý định nuôi chơi ban đầu với 2 thỏ cái và 1 thỏ đực, đến nay anh Phạm Thành Chuẩn, sinh năm 1989 ngụ ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Trường, huyện An Phú (An Giang) đã có 1 chuồng nuôi thỏ với tổng số lượng đàn thỏ lên đến khoảng 400 con, mang lại thu nhập bình quân cho gia đình khoảng 6 triệu đồng/tháng. Hiện nay, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, vì vậy mà mô hình nuôi thỏ của anh Chuẩn còn hứa hẹn làm giàu với quy mô lớn.
-
Những năm trước, người dân vùng biên giới An Giang đã thành công với mô hình “vỗ béo” bò, lươn, thì năm nay ông Nguyễn Văn Phú (41 tuổi, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang) đã tận dụng nguồn thức ăn còn sót lại trên đồng và cám xay lúa từ vụ lúa hè thu vừa gặt để “vỗ béo” cá linh non. Đây được xem là một cách làm mạnh dạn và mang lại hiệu quả thiết thực trong mùa nước nổi.
-
5 giờ sáng, chú Nguyễn Văn Cho (55 tuổi, ngụ khóm Tây Khánh 8, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) cùng vợ rời căn nhà ở khu dân cư, lên chiếc đò cặp bến Ô Môi chờ khách. Mấy chục năm sống kiếp thương hồ, xem chiếc đò là nhà, khúc sông là “địa bàn cư trú”, bỏ gì thì bỏ, chớ chú không bỏ nghề lái đò. Bỏ sao được, khi “trúng mùa”, mỗi ngày chú kiếm được bạc triệu, ế lắm cũng bạc trăm.
-
Tại huyện An Phú (An Giang), buổi trưa dưới cái nắng gay gắt, những bè cá trên sông Bình Di rì rào tiếng cá điêu hồng, lóc bông, ba sa… tranh nhau ăn mồi, đớp bóng. Trên sông, tiếng bạn chài rộn rã đánh bắt cá linh theo nước lũ về...
-
Chị Nguyễn Thị Hiền (người đã có hơn 40 năm gắn bó cùng mùa lũ) chia sẻ: “Năm nay nước “chụp” nhanh quá, con cá không lớn kịp nên chợ chưa phong phú lắm. Miệt đầu nguồn tui không biết, chứ ở đây cá mắm chưa nhiều. Được cái, lũ năm nay lên cao nên lúc nước bêu chắc sẽ có cá nhiều hơn. Mấy hôm nay, tui đặt lọp cá rô, kiếm mỗi ngày 2 - 3kg đem cân chợ để trang trải chi phí trong gia đình”.
-
Vào đầu mùa nước nổi, cùng với các loại cá đồng, bông điên điển là đặc sản ở miền Tây mùa lũ về. Năm nay lũ về sớm, người dân các làng nghề tấp nập, tất bật sắm ngư cụ đánh bắt cá tôm, số khác lại hái bông điên điển như nghề mưu sinh mùa lũ về....
-
Mùa mưa, núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) thay chiếc áo xanh mơn mởn. Khung cảnh núi rừng bỗng hóa nên thơ với tiếng suối chảy rì rào, tiếng chuông chùa tịch lặng vọng xuống hồ nước đầy ăm ắp hay sự “lên ngôi” của đặc sản vào mùa.