Tỉnh An Giang
-
Hàng năm, bắt đầu từ đầu tháng 7 âm lịch, khi con nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang theo những dòng phù sa và sản vật phong phú; tận dụng lợi thế này, nhiều người dân vùng “rốn lũ” đầu nguồn huyện Tân Châu như Vĩnh Xương, Phú Lộc (An Giang) bắt đầu tất bật với công việc mưu sinh đánh bắt thủy sản mùa nước nổi.
-
Nông dân trồng cây ăn trái ở nhiều địa phương tỉnh An Giang đã và đang áp dụng phương pháp sử dụng túi bao cho các loại trái. Khi áp dụng túi bao, không chỉ giúp bảo vệ trái trước sự tấn công của nhiều loại sâu bệnh và tránh tác hại của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), mà còn có tác dụng làm cho trái có màu sắc đẹp, dễ bán ra thị trường cũng như hướng đến xuất khẩu.
-
Hiện nay, tại các chợ trong tỉnh An Giang, cá heo sông kêu éc éc được bày bán nhiều. Theo bạn hàng, nguồn cá heo được ngư dân đánh bắt bằng ngư cụ truyền thống như: lọp, đáy, đú và giăng lưới trong mùa lũ. Mùa nước nổi, ngoài các loài thủy sản thì người dân vùng thượng nguồn An Giang thường đánh bắt được nhiều cá heo sông.
-
Mới đây, bánh mỳ “khổng lồ” ở An Giang đã được trang tin Brightside bình chọn là một trong những món ăn kỳ lạ nhất thế giới.
-
Nhiều du khách phương xa tìm đến xứ Bảy Núi (An Giang) để thăm thú cảnh đẹp trời ban. Đi qua mấy ngôi chùa Khmer nằm nghiêng nghiêng bên núi, nhìn cổng chùa “trơ gan cùng tuế nguyệt”, họ nghĩ ngay đến những cánh cổng thời gian. Lối ví von ấy chẳng hề quá đáng chút nào, khi thời gian đã kỳ công tô điểm cho cổng chùa một sự huyền ảo, xa xưa nhưng vẫn gần gũi với con người.
-
Tới ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Tân Phú (An Giang) qua khỏi cổng làng nghề, cứ 10 nhà có đến 9 nhà bó chổi. Không khí bó chổi bông sậy, chổi bông cỏ ở ấp rất nhộn nhịp và cũng nhờ đó mà các gia đình có thu nhập ổn định quanh năm, đời sống sung túc...Chổi sậy, chổi cỏ ở xứ Cồn Nhỏ còn xuất khẩu đi Đài Loan, Australia...
-
Sáng chớm lạnh. Như mỗi ngày, mùa nước nổi chợ biên giới Khánh An, huyện An Phú (An Giang) bắt đầu nhộn nhịp. Tiếng rao hàng í ới, tiếng dân vạn chài gọi nhau hối thúc đưa những rổ cá, cua, ốc đồng, rắn thì rất nhiều… lên bờ cho kịp buổi chợ hừng đông. Chợ “quê” mà “không quê” chút nào. Bởi, nơi đây bán toàn đặc sản mùa nước nổi, đến nỗi người dân thành thị cũng phải ao ước có dịp tới mua!
-
Vùng Bảy Núi tỉnh An Giang thời điểm này đang là mùa trái hồng quân chín rộ. Du lịch phát triển, khách thập phương về vùng Bảy Núi ngày càng đông nên hồng quân-loài cây có gai ra quả mọng khi chín có màu tím vốn mọc rất nhiều ở các núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn lại trở nên có giá. Quả hồng quân dù có chín tím rịm đi thì muốn ăn ngon khách phải vo, vầy thật kỹ giữa 2 lòng bàn tay...
-
Mùa nước nổi ở miền Tây-nơi đầu nguồn sông Hậu (tỉnh An Giang), đêm đêm vẫn có những tiếng xuống máy vọng giữa con nước đang lên. Ớn lạnh, nước tràn đồng mà vẫn có những người bất chấp hiểm nguy mưu sinh bằng nghề bắt rắn...
-
Làng nghề rập chuột ở thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang ngoài sản phẩm chính rập chuột còn sản xuất các sản phẩm khác như: rập rắn, rập ếch, lồng nuôi gà… Sản phẩm của làng nghề khi sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, bền, mẫu mã đẹp nên được thị trường đón nhận nhiệt tình. Hiện nay, mỗi rập chuột giá dao động từ 3.000 - 10.000 đồng. Bình quân mỗi lao động trong làng nghề có thu nhập từ 70.000 - 200.000 đồng/ngày.