Tỉnh An Giang

  • Anh Nguyễn Văn Út, nông dân ấp An Thuận, xã Hòa Bình cho biết, sơ ri vốn trước kia là loài cây hoang dại, nay được người dân, trong đó có gia đình anh trồng phát triển kinh tế. “Cây sơ ri không cần phải chăm sóc nhiều. Chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn so với nhiều loại cây trồng khác. Bình quân mỗi công sơ ri có năng suất từ 500 - 700 kg/vụ. Những lúc trúng mùa, năng suất có thể lên đến 1 tấn/công”.
  • Ông Nguyễn Lợi Đức (Sáu Đức) 67 tuổi, ngụ xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, An Giang nổi tiếng là người sở hữu đàn bò nhiều nhất tỉnh với hơn 600 con; có trong tay 60 ha chuối Nam Mỹ và thành công với mô hình nuôi trùn quế.
  • Sinh trưởng và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên trái trâm, trái trường, trái hồng quân hay trái thị… được xem là món quà của thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất Bảy Núi (An Giang).
  • Thời điểm này, chạy dọc Quốc lộ 91 hướng về TP. Châu Đốc, đến địa phận xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú (An Giang), dễ dàng bắt gặp hình ảnh những xề nhãn xuồng cơm vàng được bày bán cặp mé lộ. Những chùm nhãn tươi rói, ngọt, thơm đã được đưa ra chợ, báo hiệu mùa nhãn của nhà vườn tại 2 xã Mỹ Đức, Khánh Hòa bắt đầu.
  • Đó là một trải nghiệm rất thú vị khi đến vùng Bảy Núi - An Giang. Được tự mình khám phá cảnh đẹp thiên nhiên, lưu lại những bức ảnh ấn tượng, thưởng thức những món ngon đặc sắc của người dân địa phương, cảm giác lưu luyến như còn vương vấn mãi.
  • Tận dụng diện tích mặt sông, gia đình anh Nguyễn Quốc Hiếu, ấp An Thạnh, thị trấn An Phú, huyện An Phú (An Giang) đã xây dựng lồng bè, thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá heo nước ngọt. Sau 4 tháng nuôi, với giá bán dao động từ 320.000 - 380.000 đồng/kg, anh Hiếu thu lợi khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg cá heo thương phẩm.
  • Từ 2 bồn ban đầu, nay 9X Phan Văn Phú, SN 1991, ngụ ấp Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành (An Giang) đã phát triển số lượng lên 5 bồn. Mỗi năm, anh Phú xuất bán 1 đợt, với khoảng 500kg lươn thịt. Với giá bán bình quân 120.000 đồng/kg, có năm lên đến 150-60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh Phú lời trên dưới 45 triệu đồng.
  • Với đặc thù mọc tự nhiên, không cần bón phân, phun thuốc, thân cây trên 30 năm mới cho thu hoạch, trái trường xứng danh là loại trái cây rừng “ngon, sạch” của vùng Bảy Núi (An Giang). Hiện nay, loại trái trông giống như trái vải này (có người gọi là vải rừng) đang hấp dẫn du khách, tạo thu nhập đáng kể cho bà con dân tộc Khmer.
  • Người dân tỉnh An Giang rất quen thuộc với chuyện làm ăn của ông Nguyễn Lợi Đức (Sáu Đức) 67 tuổi, ngụ xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn bởi ông vốn nổi tiếng là người chuyên cung cấp lúa giống sạch bệnh, chất lượng cao; là người sở hữu đàn bò nhiều nhất tỉnh với hơn 600 con; có trong tay 60 ha chuối Nam Mỹ đang cho thu hoạch....Ông Đức cũng đã và đang rất thành công với mô hình nuôi trùn quế.
  • Ông Út Lẫy (54 tuổi), xã Hòa Lạc (Phú Tân, An Giang) nuôi 300 con cá hô quý hiếm-loài cá "quốc cấm" trong ao trứng nước. Sau hơn 1 năm ông gạn ao bắt cá bán, mỗi con nặng 4-6kg, giá bán 65-70.000 đồng/kg, tính ra mỗi con cá hô lời tới 200.000 đồng.