Tỉnh Bình Phước

  • Ngày 29/5 vừa qua, có một tiệc cưới của đôi bạn trẻ Lâm Tuấn Anh, 25 tuổi và Mỹ Loan, 20 tuổi ở xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước diễn ra trong không khí đầm ấm, vui vẻ dù không có một chai bia, ly rượu nào.
  • Men theo con đường đất đỏ, chúng tôi về xã biên giới Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Phước chừng 120 km, vào thăm vườn xoài Úc "khổng lồ" cứ ngỡ như lạc vào vườn “đào tiên”. Những quả xoài to tròn, đẹp trong cái nắng vào một ngày gần cuối tháng 5 ở vùng giáp biên giới Campuchia khiến ai cũng mê mẩn. Chủ nhân vườn xoài này là lão nông Trần Văn Thơ, 64 tuổi.
  • Thời điểm tháng 4, giá hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước dao động trên dưới 45.000 đồng/kg. Việc hồ tiêu xuống giá kéo theo việc đầu tư chăm sóc loại cây này bị ảnh hưởng nặng. Nhiều hộ dân đã bỏ bê, giảm phí đầu tư cho vườn tiêu. Tuy nhiên, ở huyện Bù Đốp, mô hình trồng tiêu kết hợp nuôi dê đang mang lại hiệu quả, “giải cứu” kinh phí đầu tư chăm sóc hồ tiêu.
  • Thời gian trước, gà ta được giá, người nuôi đổ xô tăng đàn với kỳ vọng thu lợi nhuận lớn, nhưng cũng vì thế nguồn cung tăng mạnh khiến mặt hàng này dội chợ, rớt giá. Gà ta thả vườn hiện có giá từ 40-48 ngàn đồng/kg tại trại, thấp hơn 20 ngàn đồng/kg so mọi năm. Đặc biệt, từ sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đến nay, giá gà ta giảm sâu khiến người chăn nuôi ở "vựa" gà ta xã Thanh Lương, thị xã Bình Long (Bình Phước) lo lắng. Nhiều hộ phải mang gà ra phố đi bán lẻ để mong thu hồi vốn.
  • Sau tết Nguyên đán, giá mít Thái ở Bình Phước tăng bất thường và giá cây giống mít Thái cũng tăng bất thường. Mít Thái trái loại 1 dao động từ 45-50 ngàn đồng/kg, loại 2 từ 30-40 ngàn đồng/kg. Đặc biệt, giá mít đang cao rơi vào thời điểm đầu mùa mưa, vì thế nhiều người đổ xô đầu tư trồng mít.
  • Với việc nhạy bén lựa chọn trồng xen mít và bưởi da xanh, ông Nguyễn Văn Ngài (SN 1966) ở ấp Trung Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) thu lợi ít nhất 250 triệu đồng/năm từ mít Thái trong khi chờ cây bưởi cho thu hoạch. Ông Ngài trồng mít Thái siêu sớm còn cho thu lợi kép khi có thể tỉa trái xấu, hái lá mít để nuôi thêm đàn dê.
  • Nghề xây nhà yến khởi nguồn từ khi người ta biết rằng có thể làm nhà cho loài chim yến hoang dã vào ở để thu lợi từ tổ ấm của chúng. Vì sở thích thuần phục loại chim trời tiền tỷ này và cũng vì có nguồn thu nhập khá nên ai ở Bình Phước đã “bén duyên” với việc xây nhà yến thì không dứt ra được.
  • UBND tỉnh Bình Phước vừa cho biết trong kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu du du lịch hồ Suối Cam (giai đoạn II) có tổng mức đầu tư dự kiến 1.746 tỷ đồng theo hình thức chỉ định thầu.
  • Được giao quản lý, chăm sóc vườn cây ăn trái của gia đình, anh Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 1990, thôn An Lương, xã Long Giang, thị xã Phước Long (tỉnh tỉnh Bình Phước) đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó, gần 1 ha cây ăn trái gồm: bưởi, mận, ổi, quýt đường của gia đình anh Nam phát triển tốt,hiệu quả kinh tế cao. Trừ chi phí, mỗi năm anh Nam thu hơn 1,5 tỷ đồng từ vườn cây an trái, giải quyết việc làm thường xuyên và thời vụ cho nhiều lao động địa phương với mức lương ổn định từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.
  • Khi mới bắt đầu thử nghiệm dùng các loại củ, quả để tạo ra một loại thuốc để trị bệnh cho rau, nhiều người trong vùng cho rằng, ông Ngô Duy Hợp (tỉnh Bình Phước) bị “khùng” nặng. Họ nói: “Các loại củ, quả sao có thể thành thần dược trị bệnh sâu rầy cho rau được. Trong khi đó các loại thuốc hóa học được bày bán rất nhiều, ngồi đó cọc cạch thái thái, giã giã làm gì cho mất công...”.