Tỉnh Đắk Lắk
-
Vì thấy giá bí đỏ vụ trước cao ngất ngưởng (13.000 - 14.000 đồng/kg), không ít nông dân tỉnh Đắk Lắk chuyển sang trồng bí đỏ. Thế nhưng thời điểm thu hoạch ở một số địa phương lại trúng vào đợt dịch COVID-19 bùng phát mạnh, dẫn đến tình trạng trái bí đỏ không bán được.
-
Sở hữu hàng nghìn giỏ lan rừng, ông Nguyễn Chí Toàn (khối 2, phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) được ví như “bảo mẫu” của lan rừng khi nuôi dưỡng và nhân giống thành công nhiều loài lan quý hiếm trong tự nhiên đang có nguy cơ tuyệt chủng.
-
Tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) hiện nay có một ngôi đình độc đáo mang tên đình Lạc Giao. Đây là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên do nhân dân làng Lạc Giao xây dựng vào năm 1928.
-
Năm 2014, anh Nguyễn Nhật Thành ở thôn 6B, thị trấn Ea Knốp (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) tham gia chương trình khởi nghiệp nuôi gà, được các chuyên gia chăn nuôi đến từ Viện Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (Hà Nội) tư vấn mô hình kết hợp lấy phân gà để nuôi trùn quế làm thức ăn cho gà.
-
Khoảng 15 năm về trước, hàng chục hộ dân ở huyện M’Drắk (tỉnh Đắk Lắk) đua nhau trồng cây dó bầu để tạo trầm hương, nuôi hy vọng sẽ có nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, mãi đến nay cây vẫn không tạo trầm nên đã bị phá bỏ hàng loạt, số ít còn lại sống lay lắt, bán không ai mua.
-
Trong vai đại gia có chức quyền từ Hà Nội, nhóm PV Dân Việt đã "kết thân" vào thế giới ngầm khai thác, vận chuyển, buôn bán cây cổ thụ. Trong đó có người trực tiếp khai thác, đầu nậu mua - bán, kiểm lâm địa bàn…để nghe và học cách đưa cây rừng ở Tây Nguyên về nhà dân ở Hà Nội.
-
Đắng và cay là khẩu vị quen thuộc, phổ biến trong ẩm thực của người Êđê ở tỉnh Đắk Lắk. Hương vị này được coi là chủ đạo, có mặt trong hầu hết các món ăn đặc sản của họ. Vị cay, tất nhiên là từ trái ớt rồi, còn vị đắng lấy từ nguyên liệu nào?
-
Từ điều tra ban đầu của nhóm PV tại Hà Nội, chúng tôi đã vượt hàng nghìn cây số vào Tây Nguyên để lần theo đường đi của những "lão mộc tinh". Sau nhiều ngày thâm nhập, hành trình của cây cổ thụ từ rừng về vườn nhà dân dần hé lộ.
-
Do điều kiện thổ nhưỡng và địa hình không thuận lợi cho phát triển một số loại cây công nghiệp hiệu quả kinh tế cao nên trồng rừng được xác định là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
-
Phòng NNPTNT huyện Cư M’gar (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, trên địa bàn huyện đang có hơn 100 ha hồ tiêu bị bệnh rệp sáp rễ và tuyến trùng rễ gây hại.