Tỉnh Hậu Giang
-
Xuất thân trên vùng đất khó khăn do thổ nhưỡng không phì nhiêu, trồng trọt chăn nuôi luôn gặp trở ngại, thầy giáo Nguyễn Thành Lập, 58 tuổi ngụ ấp 5, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã chọn mô hình nuôi chim trĩ - một trong những loài chim quý hiếm để cải thiện cuộc sống.
-
Nhờ cần cù học hỏi kinh nghiệm, chú trọng chuyển giao khoa học kỹ thuật, liên kết trong sản xuất, lão nông Thiều Văn Hải (ấp Trường Thắng, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) thu tiền tỷ mỗi năm từ cây lúa.
-
Anh Lê Nguyên Tiến ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xây dựng được mô hình nuôi thuỷ sản hay. Đó là nuôi cá trê vàng trong vèo lưới. Anh Tiến nuôi 3 vèo cá trê vàng, sau 3 tháng chăm nuôi, anh xuất bán cá lời 60 triệu đồng.
-
Nhiều nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, trong đó có gia đình anh Văn Công Tuấn có thu nhập cao từ mô hình làm chuồng nuôi loài rắn hổ hành-loài bò sát hoang dã. Loài rắn này dễ nuôi, ít bệnh, cho ăn ếch, nhái...Sau 8 tháng nuôi, cứ mỗi con rắn hổ hành bán ra với giá 300-320.000 đồng/kg, người nuôi có lời 100.000 đồng.
-
ông Nguyễn Văn Duy, ở phường I, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang" vui vẻ cho biết: "Mùa lũ tôi đi nhấp ếch đồng được 2 ký mỗi ngày".
-
Trồng 2 công khoai môn xuống ruộng đất lúa, ngó môn lớn nhanh như thổi, cứ 7 ngày anh Bùi Thanh Thoại lại được cắt ngó 1 lần, giá bán bình quân 12.000-15.000 đồng/kg, tính ra mỗi cọng ngó khoai môn bán được gần 2.000 đồng...2 công trồng khoai môn lấy ngó bán mang lại cho anh Thoại 127 triệu đồng tiền lời mỗi năm.
-
Đang vào mùa nước nổi ở miền Tây nên thủy sản như cá tôm, cua, rắn, ếch theo nước về nhiều. Các thợ cắm câu ếch ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) sau mỗi đêm bắt được 5-10 ký ếch đồng, có dư vài trăm ngàn đồng là chuyện thường.
-
Xuất thân trên vùng đất khó khăn do thổ nhưỡng không phì nhiêu, trồng trọt chăn nuôi luôn gặp trở ngại, từ đó thầy giáo Nguyễn Thành Lập, 58 tuổi ngụ ấp 5, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã chọn mô hình nuôi chim trĩ-một trong những loài chim quý hiếm để làm cuộc đổi đời để cải thiện cuộc sống và đã mang lại kết quả rất bất ngờ.
-
Ở vùng đất trũng thuộc ấp Long Hưng 1, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) hiện đang vào mùa nước nổi. Lũ tràn đồng vì thế phần lớn bà con không canh tác vụ lúa vụ 3, mà cùng nhau nuôi cá trong ruộng lúa. Thức ăn của cá chính là rơm rạ sẵn có trong ruộng, cuối vụ, mỗi ha cá ruộng bắt được 900kg tới 1,2 tấn...
-
Người trồng cây sương sáo lẫn các chủ vựa thu mua loài cây nấu ra loại nhớt đen thui làm thức uống mát này ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đều khấm khá. Ông Lư Văn Tỏ, ngụ ấp So Đũa A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A trồng 10 công sương sáo, mỗi năm thu từ 280-300 triệu đồng tiền bán lá, bán dây.