Tỉnh Kiên Giang

  • Gia đình ông Lê Văn Vững, ấp Kinh Mới, xã Sơn Bình, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang rất phấn khởi bởi vừa thu hoạch bội thu mô hình nuôi cá nâu xen ghép trong ao tôm sú. "Sau 6 tháng nuôi, chọn bắt cá nâu lớn bán trước. Đến nay đã thu hoạch 2,5 tấn cá nâu và 1,3 tấn tôm sú, thu về trên 300 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận khoảng 140 triệu đồng, nhưng cá và tôm vẫn còn một số dưới ao, chưa thu hoạch hết...", ông Vững cho biết.
  • Cá trê có rất nhiều ở các vùng đồng bằng phù sa nước ngọt. Nhưng giữa hòn đảo bốn bề là nước biển như Phú Quốc mà có cá trê thì mới là độc và lạ. Cá trê suối Phú Quốc hay còn gọi là cá chình suối là loài cá quý hiếm. Loài cá này mới được phát hiện và là loài cá đặc hữu của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
  • Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, nằm cách TP Rạch Giá khoảng 55km với diện tích 11.5km2. Hòn Sơn hiện hữu giữa biển trời với nét đẹp hoang sơ, quyến rũ lạ kỳ…Điều kỳ lạ là trên Hòn Sơn có những cây dừa ngã dài, có cây ngã sát mép nước biển mà vẫn sống, tạo nên cảnh quan hết sức ấn tượng đối với nhiều du khách...
  • Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan đã buông lỏng quản lý, cấu kết, bao che, tiếp tay để xảy ra vi phạm trên đất nông nghiệp, đất rừng trên địa bàn huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
  • Ở xã vùng sâu Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang ai cũng biết đến bà Huỳnh Kim Lam, chủ Doanh nghiệp tư nhân Kim Lam. Doanh nghiệp của bà đã tận dụng cọng lục bình, thứ bỏ đi của vùng đất bưng biền, qua bàn tay khéo léo của công nhân làm ra sản phẩm mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao.
  • Mùa nước nổi năm nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Khanh, ngụ ấp Hòa Lộc, xã Hòa Lợi (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) trồng 0,2ha dưa leo, 0,3ha mướp hương. Hơn 1 tháng nay, ngày nào vợ chồng anh Khanh cũng thu về hơn 400.000 đồng tiền bán dưa leo, chưa kể tiền bán mướp hương...
  • Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa; nuôi heo rừng; mô hình kết hợp tôm-cua-lúa; nuôi sò huyết, nuôi vọp; nuôi rắn, nuôi le le, nuôi cá bống tượng...đó là những mô hình nuôi con đặc sản đang giúp nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang có đời sống khấm khá lên. Nhiều mô hình trồng cây, nuôi con đặc sản của nông dân có sự hỗ trợ vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân...
  • Là người đầu tiên trong huyện thực hiện thành công mô hình nuôi ong mật và cá sặc rằn thả lan trong vườn tiêu, anh Nguyễn Văn Màu (xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) đang mở ra hướng đi mới trong tình hình giá tiêu liên tục giảm trong thời gian qua.
  • Sau 20 năm khởi nghiệp từ nghề thu mua, chế biến phế liệu-thứ cả làng, cả huyện, cả tỉnh vứt đi, anh Trần Quốc Kiệt (ấp Kênh 9B, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) hiện đang sở hữu cơ ngơi hàng tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động nông thôn.  
  • Ông Nguyễn Văn Hữu, thương binh hạng 3/4, ngụ tại ấp Nhật Thành, xã Vân Khánh Đông, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang rất nổi tiếng trong vùng, bởi ông là người duy nhất của địa phương làm giàu từ nghề nuôi rắn hổ mang. Từ 1 con rắn hổ mang bò vào nhà mà ông bắt được, đến nay ông đã nuôi được cả 1 đàn rắn hổ mang.