Tỉnh Kiên Giang

  • Thực hiện tái cơ cấu trong nông nghiệp, bên cạnh việc trồng lúa, nông dân huyện Giang Thành (Kiên Giang) đã mạnh dạn trồng các loại hoa màu; trong đó trồng nhiều là các loại như: bắp, đậu, dưa leo, cà tím, khổ qua...Nhờ sự cần cù, chịu khó và học hỏi những tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, nhiều nông dân vươn lên khá giả. Qua việc trồng hoa màu như trồng khổ qua đã cho thu nhập cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa, góp phần nâng cao đời sống cho người dân vùng biên giới.
  • Theo khoa học về đặc điểm sinh học, đặc diểm sinh lý, khi được sinh ra, cá chẽm đều là cá đực, 2 - 3 năm tuổi cá tự động “chuyển giới” thành cá cái và có thể đẻ trứng. Từ diện tích đất ruộng nuôi tôm quảng canh kém hiệu quả, nhiều nông dân tại xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang chuyển đổi sang nuôi cá chẽm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Loài cá chẽm thả nuôi 1 năm thường nặng 6-7 ký mỗi con, với giá bán hơn 100.000 đồng/ký, mỗi con cá chẽm bán ra người dân thu về 600-700.000 đồng.
  • Anh Nguyễn Thành Luận (ngụ ở thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) thấy giống ổi lạ ở Đồng Tháp, khi hỏi ra thì biết đó là giống ổi lê Đài Loan. Anh mua giống ổi này về trồng kín khắp vườn nhà và giờ đây thu nhập chính của gia đình là từ vườn ổi. Ổi lê Đài Loan ra trái đều, mã đẹp, bán chạy, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
  • Nuôi heo rừng chỉ cho ăn rau xanh, lúa và nước cám, ông Phạm Văn Hùng (ngụ ấp Thạnh Tây A, xã Đông Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm ở nơi tưởng chừng chỉ biết đến cây lúa, con tôm mới giúp dân làm giàu.
  • Kiên Hải là một trong những huyện, thành phố phát triển mạnh nghề nuôi cá trên biển trong những năm gần đây của tỉnh Kiên Giang. Năm 2018, toàn huyện chỉ có 263 hộ nuôi cá đặc sản trong lồng trên biển nhưng đã thu tới hơn 200 tỷ đồng từ việc bán 952,2 tấn cá nuôi biển.
  • Mô hình trồng ổi lê Đài Loan của hộ gia đình anh Danh Lý, ngụ khu phố Vĩnh Hòa, Thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang được Hội Nông dân Thị trấn Giồng Riềng đánh giá cao, bởi năng suất ổi ổn định, cho thu nhập khá. Nhờ thực hiện mô hình sản xuất này, gia đình anh Danh Lý không chỉ thoát nghèo mà còn có của ăn của để.
  • Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, gia đình Lê Minh Kháng, ngụ ấp 6 Biển, xã Nam Thái, huyện An Biên khoanh 1ha rừng đước để thả nuôi loài ba khía. Sau 8 tháng thả nuôi, anh Kháng bắt ba khía bán với giá 50.000 đồng/ký. Thương lái "mò" mò vào tận nhà mua ba khía mà không "dám" trả giá.
  • Tuy đã 61 tuổi, nhưng bà Trần Thị Nhung - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân (ND) ấp Trung Thành, xã Phi Thông (TP.Rạch Giá, Kiên Giang) vẫn tích cực với công tác Hội ND và phong trào ND của địa phương.
  • Cờ bạc ngày càng biến tướng và tồn tại dưới muôn hình vạn trạng. Đáng báo động, "bác thằng bần" đã len lỏi về các vùng nông thôn, tràn vào mỗi gia đình. Già trẻ, gái trai, thậm chí cả học sinh cũng mê mệt với trò chơi "tán gia bại sản" này.
  • Các chuyến tàu phà từ Phú Quốc đi Rạch Giá, Phú Quốc đi Hà Tiên và ngược lại đang tạm ngưng hoạt động nhiều ngày qua khiến thị trường rau, củ quả tươi tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang) tăng “chóng mặt”. Lần đầu tiên ở đây có chuyện 1 ký hành lá giá tới 150.000 đồng.