Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nửa năm trước, đang lúc giá tiêu giảm mạnh, anh Màu chưa biết phải làm gì để duy trì vườn tiêu thì được Phòng NNPTNT huyện Giồng Riềng động viên thực hiện mô hình thả cá sặc rằn và nuôi ong thùng trong vườn tiêu để có thêm thu nhập. Được biết, chi phí đầu tư thùng nuôi ong gồm cả kèo là 1,1 triệu đồng/thùng, anh Màu được huyện hỗ trợ 60% chi phí đầu tư 10 thùng nuôi ong, 60kg giống cá sặc rằn cùng 30% chi phí thức ăn cho cá.
Nuôi ong mật trong vườn tiêu đang được anh Màu áp dụng rất thành công. Ảnh: NQ.
Theo anh Màu, các thùng ong được đặt dưới gốc tiêu, dùng lá dừa nước che mát giúp bảo vệ đàn ong khỏi bị nắng nóng hoặc mưa làm ướt. Cũng như những vườn tiêu khác của huyện Giồng Riềng, anh Màu trồng tiêu trên trụ cây tràm sống, hoa tràm chính là nguồn để ong lấy mật. Chỉ sau 4 tháng nuôi, anh thu hoạch được 6 lít mật ong đợt đầu tiên.
Mật thu hoạch được anh bán với giá 500 ngàn đồng/lít, bà con trong ấp thấy mật hoàn toàn tự nhiên nên tìm đến tận nhà để mua. Nhận thấy giá trị từ mật ong và nhu cầu người dân sử dụng mật ong như vị thuốc quý để trị bệnh, bồi bổ sức khỏe, anh Màu cho biết đang có ý định nhờ Phòng NNPTNT huyện hỗ trợ kỹ thuật nhân đàn và chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong cho bà con xung quanh.
Mật ong thu được, anh Màu bán với giá 500.000 đồng/lít. Ảnh: NQ.
Theo anh Màu, nuôi ong trong thùng không tốn nhiều công chăm sóc Khi ong được nuôi trong vườn tiêu chúng sẽ bay đi hút mật và giúp tỷ lệ thụ phấn của hoa tăng lên, tỷ lệ đậu trái cũng tăng lên nhiều, sâu bệnh giảm thấy rõ.
“Riêng cá sặc rằn, tôi mua cá con về sau đó vèo trong mùng cho ăn hơn 1 tháng thì thả ra mương trong vườn tiêu để chúng tự kiếm ăn. Qua theo dõi, tôi thấy cá lớn nhanh, dự kiến sau 8 tháng nuôi sẽ thu hoạch” - anh Màu chia sẻ.
Nuôi ong trong vườn tiêu còn có lợi cho việc diệt trừ côn trùng, hạn chế việc phải dùng thuốc trừ sâu, giúp nhà vườn tạo ra sản phẩm tiêu sạch. Ảnh: NQ.
Ông Lê Văn Chi - Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Giồng Riềng, cho biết: “Nuôi ong trong vườn tiêu là một hình thức cộng sinh, đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, trong lúc tiêu đang giảm giá mạnh chỉ còn 60-70 ngàn đồng/kg từ hơn 1 năm nay thì việc nuôi ong, nuôi cá trong vườn tiêu là một hướng đi mới giúp người dân ổn định diện tích cây tiêu, có thêm thu nhập. Ngoài ra, nuôi ong trong vườn tiêu còn có lợi cho việc diệt trừ côn trùng, hạn chế việc phải dùng thuốc trừ sâu, giúp nhà vườn tạo ra sản phẩm tiêu sạch”.
Là vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Kiên Giang, hiện huyện Giồng Riềng có hơn 170ha tiêu được trồng bằng trụ cây tràm sống. Hiện Phòng NNPTNT huyện đang theo dõi mô hình và sẽ tổ chức hội thảo đánh giá vào cuối năm 2018 để có hướng nhân rộng, giúp bà con nông dân trồng tiêu tăng thu nhập trên cùng diện tích.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.