Tỉnh sóc trăng
-
Gặp chúng tôi hôm diễn ra hội nghị mô hình tôm – lúa, anh Mã Văn Hồng – Giám đốc HTX Tôm – Lúa Hòa Đê (Hòa Tú 1) của huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) khoe: “Hiện tôi còn khoảng hơn 300kg tôm càng xanh toàn đực cỡ 20 con/kg, nếu bán chắc cũng được vài chục triệu”.
-
Nông dân ở Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã chuyển đổi nhiều diện tích trồng mía kém hiệu quả sang sản xuất cây màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Theo đó, ngoài nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, nhiều hộ dân chọn nuôi các loại cá da trơn, trong đó có nuôi cá kèo là đối tượng nuôi đang mang lại nguồn thu nhập tốt..
-
Là người ham học hỏi, ông Từ Kim Hải (ngụ ấp Cần Đước, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) đã lựa chọn mô hình nuôi thí điểm vịt xiêm Pháp trên nhà sàn kết hợp nuôi cá trê dưới ao. Đây là mô hình có chi phí đầu tư thấp và hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn.
-
Theo ông Vũ Minh Thắng, Chủ tịch Hội nông dân phường 8 (TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), nuôi dê thịt mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Mỗi năm, 1 con dê cái có thể sinh sản từ 1 - 2 lứa, mỗi lứa được 2 con. Như vậy, với 6 con dê sinh sản, trung bình mỗi hộ có nguồn thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng/năm.
-
Kế Sách là “thủ phủ” của các loại cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng, trong đó có nhiều loại đặc sản như: chôm chôm, măng cụt, vú sữa, bưởi, cam… trong đó sầu riêng và mít Thái là loại cây trồng được nhiều nhà vườn lựa chọn, bởi năng suất trái cao, giá bán tốt tùy vào thời điểm thị trường tiêu thụ trong năm...
-
Buồn vì đàn heo bị thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi. Buồn vì giá heo hơi liên tục giảm mạnh, có lúc chỉ bằng phân nửa giá thành. Và, khi giá heo hơi liên tục tăng đến ngưỡng 10 triệu đồng/tạ (100kg) người nuôi heo càng buồn hơn vì không những không có heo để bán, mà muốn tái đàn cũng không dễ.
-
Hơn 10 năm trở lại đây, nguồn cá đồng, cá sông, nhất là cá non đã không còn dồi dào như trước, một phần do nguồn nước bị ô nhiễm; một số loại cá ngoại lai (cá kiểng) thoát ra môi trường chiếm nơi sinh sống của các loại cá như: cá lóc, cá rô, cá trê, tôm tép... nên các loại cá đồng ngày càng khan hiếm.
-
Ngành chức năng các địa phương ĐBSCL cho rằng, mặc dù đã có khuyến cáo, vận động người dân không gieo sạ lúa trong mùa khô 2019 - 2020 để né mặn, nhưng rất nhiều diện tích vẫn được xuống giống và hậu quả là lãnh thiệt hại nặng nề.
-
Hiện nhiều nông dân ở TX. Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) đang vào mùa thu hoạch rộ trứng artemia. Năm nay, nhiều nông dân phấn khởi vì thời tiết thuận lợi và giá bán trứng artemia đầu vụ cao hơn so với năm ngoái.
-
Với diện tích 27 công đất trồng bưởi da xanh, ông Lê Hùng Cường, ở ấp Kinh Giữa 1, xã Kế Thành (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã cải tại ao trữ nước ngọt và nuôi cỏ quanh gốc cây bưởi để tạo độ ẩm cho cây. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống nước mặn xâm nhập cũng như đảm bảo được nước tưới tiêu trong sản xuất.