Tỉnh thái bình

  • Mạnh dạn đầu tư nuôi loài vật nuôi mới, lạ như chồn hương-đó là cách làm giàu của anh Đoàn Văn Nghiên, xóm 6, xã Vũ Lạc, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Nhờ "đánh liều" đầu tư nuôi chồn hương mà gia đình anh Nghiên có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
  • Có một vùng đất hàng chục ha tại xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) tưởng chừng như đã bị ngủ quên trong tâm trí người dân nơi đây, đã nhiều năm chỉ là nơi cư trú của lũ chuột và cỏ dại. Vậy mà chỉ sau 3 năm, với bàn tay, trí óc của anh Nguyễn Nhật Duật, mảnh đất như đã bừng tỉnh dậy, trở nên màu mỡ đối với cây đinh lăng và một số cây dược liệu khác.
  • Thấm thía nỗi cơ cực của đời bà, đời mẹ và đời mình trong công việc nhà nông, ông Trần Đại Nghĩa, xã Đông Hoàng (huyện Tiền Hải, tỉnhThái Bình) quyết tìm cách giải phóng sức lao động cho người nông dân. Sự ra đời của chiếc máy cấy “made in Trần Đại Nghĩa” đã góp phần giúp nông dân bớt vất vả, tăng thu nhập.
  • Mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc sử dụng loại enzim (EM) được chế biến từ tỏi, mô hình nuôi tôm “không kháng sinh” của chị Nguyễn Thị Thủy ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…
  • Thời gian qua, chuột gây hại trên đồng ruộng đã trở thành vấn nạn, gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Bà con nông dân đã thực hiện nhiều biện pháp đối phó với chuột như: quây nilon, diệt chuột bằng thuốc hóa học, đặt bả sinh học, bắt thủ công, thậm chí dùng điện để diệt chuột. Tuy nhiên những biện pháp này chưa thực sự hiệu quả, thậm chí vừa qua ở xã Nguyên Xá (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đã có người thiệt mạng vì người dân dùng điện để bẫy chuột.
  • Về Việt Hùng (Vũ Thư, Thái Bình), chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ từ diện mạo làng quê đến đời sống của người dân nơi đây. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ, những ngôi nhà cao tầng mọc lên từng ngày, hoạt động sản xuất của người dân sôi động... là minh chứng cho kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
  • Không chỉ đam mê loài chim cu gáy, anh Mai Văn Thể ở thôn Cự Phú, xã Vũ Phúc (thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) còn có biệt tài làm lồng chim cu gáy. Những tác phẩm mang tính nghệ thuật ấy đã vươn đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
  • Bằng tư duy và sự nhạy bén kinh doanh, nhanh nhạy với thời cuộc, cùng cái tâm giữ lửa nghề truyền thống của ông cha, ông Ngô Thanh Quang (sinh năm 1976), trú tại thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã mày mò, sáng tạo, đưa sản phẩm của làng rèn An Tiêm ra thị trường thế giới. Đặc biệt, một số sản phẩm rèn chất lượng cao của ông Quang đã xuất khẩu sang thị trường Đức-1 trong những thị trường cực kỳ khó tính.
  • Bới đất, vạt cỏ làm nương rẫy, bạt núi mở đường, ngăn suối đắp đập, gánh đá làm nhà… từ đôi bàn tay chai sạn, đôi bàn chân dạn dày sỏi đá, những người dân xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã biến một vùng đất hoang vu năm nào thành làng quê trù phú thuộc xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Giang.
  • Nuôi thứ nước xanh lè mà thu tiền tỷ-đó là câu chuyện lạ ở Thái Bình. Với niềm khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, ông Nguyễn Đốc Ngữ, thôn Lương Điền, xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã thành công với mô hình nuôi cấy vi tảo, loại tảo để dùng làm thức ăn cho các ao ươm giống ngao, hàu, tôm...