Tỉnh thái bình
-
Khu đất hoang này nằm ở rìa làng, trước kia là “vườn táo các cụ” của thôn Lộc Điền, xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã được vợ chồng anh Nguyễn Bá Bình, Nguyễn Thị Tý cải tạo thành mảnh đất "đẻ trứng vàng". Vợ chồng chị Nguyễn Thị Tý đã xây chuồng nuôi gà đẻ, ấp trứng bán giống, đào ao nuôi cá, trừ chi phí mỗi năm trang trại cho lãi 500-600 triệu đồng.
-
Mỗi năm đàn thỏ nái tai dài lông trắng giống New Zealand của ông Vũ Xuân Thọ, khu Cộng Hòa, thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương (Thái Bình) sinh sản ra 5.000 con thỏ giống. Đàn thỏ con sinh ra vừa được ông Thọ nuôi thành thỏ thịt để bán, mỗi năm thu về hơn 500 triệu đồng, trừ chi phí lãi 1 nửa (250 triệu đồng).
-
Chiếc máy thu hoạch khoai tây này là thành quả nghiên cứu, chế tạo của anh Lê Tiến Mạnh và Trần Văn Biên, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Nhờ có chiếc máy, việc thu hoạch khoai tây chỉ "nhoáng" cái là xong 1 sào.
-
Sáu năm chìm trong những cơn “phê” thuốc phiện, những tưởng con người ấy sẽ đánh mất tương lai. Thế rồi, tình yêu đã cứu vớt cuộc đời ông, giúp ông có nghị lực “bứt” khỏi vòng tay “nàng tiên nâu” khởi nghiệp nuôi cá. Vợ con, gia đình là ánh sáng đưa ông thoát khỏi quãng đời trầm luân đã qua.
-
Sinh ra và lớn lên ở phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình (Thái Bình) nhưng ông Tuấn lại có niềm yêu thích đặc biệt với cuộc sống nơi thôn quê dân dã. Ông đã về làng thuê 5ha tại thôn Minh Khai, xã Thái Thủy đào 7 ao nuôi các loại cá đặc sản trắm đen, cá lăng chấm, rô phi đơn tính...mỗi năm có lãi ngót 2 tỷ đồng.
-
Cả xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư (Thái Bình) hiện này có khoảng 60 hộ chuyển từ ao nuôi cá sang thả nuôi ốc nhồi. Nuôi ốc nhồi rất nhàn, gần như chỉ mất tiền mua con giống, tiền chi phí thức ăn rất ít mà thu nhập lại cao, đạt tới 60-70 triệu đồng/sào...
-
Như Dân Việt đã đưa tin ngày 14.12, trong bài "Thái Bình: Bỗng dưng khốn đốn vì trồng giống khoai tây tỉnh hỗ trợ"; tiếp tục tìm hiểu vụ việc, phóng viên được biết thêm: Theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình, vụ đông năm 2017, tỉnh hỗ trợ trên 1,1 tấn giống khoai tây Đức và Hà Lan cho bà con nông dân. Tiếng là giống khoa tốt nhưng sau 2 tháng dày công chăm sóc, giống hỗ trợ bỗng trở thành nỗi buồn vì cây phát triển kém...
-
Đổi ruộng gần lấy ruộng xa-nơi "chẳng ma nào" dám nhận và tích tụ làm kinh tế trang trại tổng hợp, chị Trần Thị Đào ở xã Minh Châu, huyện Đông Hưng (Thái Bình) đã tạo được nguồn thu nhập mỗi năm lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Đó là câu chuyện của Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung, xã Quang Lịch, huyện Kiến Xương (Thái Bình). Ông Mạnh chia sẻ, nhà nông làm giàu rất khó! Như ông, gần 30 năm nuôi gà nhưng chỉ từ năm 2012 mới thực sự làm giàu được từ nghề nuôi gia cầm, nuôi gà. Đó là thời điểm ông Mạnh chuyển từ nuôi gà thương phẩm sang nuôi gà lấy trứng bán cho Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ở Hà Nội.
-
Trang trại trị giá 7 tỷ đồng của "Dũng VAC" được nhiều người dân xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) luôn nhắc tới khi nói chuyện làm ăn. Ông chủ có ý chí và nghị lực, luôn có nụ cười tỏa nắng, thân thiện đó tên đầy đủ là Vũ Trung Dũng.