Tỉnh thái bình

  • Đó là câu chuyện của Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung, xã Quang Lịch, huyện Kiến Xương (Thái Bình). Ông Mạnh chia sẻ, nhà nông làm giàu rất khó! Như ông, gần 30 năm nuôi gà nhưng chỉ từ năm 2012 mới thực sự làm giàu được từ nghề nuôi gia cầm, nuôi gà. Đó là thời điểm ông Mạnh chuyển từ nuôi gà thương phẩm sang nuôi gà lấy trứng bán cho Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ở Hà Nội.
  • Trang trại trị giá 7 tỷ đồng của "Dũng VAC" được nhiều người dân xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) luôn nhắc tới khi nói chuyện làm ăn. Ông chủ có ý chí và nghị lực, luôn có nụ cười tỏa nắng, thân thiện đó tên đầy đủ là Vũ Trung Dũng.
  • Sau hơn 1 năm mòn mỏi chờ đợi, nông dân xuất sắc Phạm Đình Chiểu - người nuôi cá lồng ở xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư từng bị thiệt hại hơn 20 tỷ đồng do cơn bão số 1 năm 2016 dường như vỡ òa hạnh phúc khi được tỉnh Thái Bình hỗ trợ 799 triệu đồng sau thiệt hại nói trên.
  • Trên bờ ông Phạm Ngọc Bào làm chuồng nuôi kỳ đà-loài vật nuôi nhiều người nhìn thấy ghê; ngoài vườn trồng cây thần kỳ ra quả đỏ đẹp đến mê, dưới ao ông nuôi 1.000 con ba ba gai, ba ba trơn. Với mô hình chăn nuôi, trồng trọt độc đáo này, mỗi năm gia đình ông Bảo có nguồn thu hàng trăm triệu đồng.
  • Gần 20 năm bươn chải làm đủ thứ nghề, nhưng cuộc sống cũng không khấm khá, cuối cùng chỉ với diện tích đất chưa đầy 1.500m2, ông Đào Văn Thinh, ngụ khu phố Tân Trà I, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) đã phát triển trồng rau trong nhà lưới và mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm.
  • Sản phẩm lợn sạch của HTX SXKD lương thực, thực phẩm hữu cơ Ban Mai BIO (Thái Thụy, Thái Bình) đã cung ứng ra thị trường, được người tiêu dùng đánh giá là một địa chỉ sạch từ trang trại đến bàn ăn.
  • “Muốn phát triển, phải đưa tư duy quản trị mới vào nông nghiệp. Đó là xác định doanh nghiệp là lực lượng chủ đạo trong xây dựng nông thôn mới, đóng vai trò dẫn dắt, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân, đồng thời kiến tạo vị trí mới của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế..."