![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2010/images/2010-10-12/1435962216-ong-20giay.jpg) |
Đoàn Văn Giấy, nguyên Phó ban TC-KT Hội NDGP Trong ảnh: Ông Đoàn Văn Giấy và những kỷ niệm về Hội ND. |
Năm 1969 tôi được lãnh đạo Hội ND Giải phóng (NDGP) phân công xuống xã Thành Thới, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre công tác. Thành Thới là xã giặc đóng tới 27 tua, đồn bốt hòng ngăn chặn phong trào Cách mạng của ta.
Ngày Bác Hồ mất, mặc cho kẻ thù tìm mọi cách khống chế tình cảm của ND với Bác, Hội NDGP xã tổ chức cho ND đến chùa cầu siêu tưởng nhớ vong hồn Bác. Tôi không ngờ, khí thế, tình cảm của ND với Bác đã lôi cuốn một số lính theo vào chùa cầu siêu. Có ND còn lận trong áo cờ đỏ sao vàng vào chùa.
Một lần khác, tôi về xây dựng cơ sở tại xã An Sơn, huyện Thuận An tỉnh Thủ Dầu Một (Bình Dương). An Sơn nằm bên sông Sài Gòn đối diện với xã Bình Mỹ của Củ Chi (TP.HCM).
Do địch kìm kẹp khốc liệt, tôi phải sang bám tại Bình Mỹ, hàng ngày tôi giả làm ND ra ruộng gặp bà con bên An Sơn sang làm cỏ mía. Nhờ vậy, tôi móc nối được anh Ba Ru (Bí thư chi bộ An Sơn) để báo cáo với anh phương án xây dựng cơ sở bí mật của Hội. Phương pháp của chúng tôi là hình thành "tổ tam tam" (còn gọi tam tam chế, tương tự như tổ Hội hiện nay).
"Tam tam chế" sinh hoạt đơn giản, thường dựa vào các tiệc trà, tiệc rượu để tuyên truyền về lợi ích khi vào Hội NDGP, tiến tới vận động hội viên đóng góp lương thực cho cách mạng, đưa con em tham gia quân giải phóng, giữ bí mật bảo vệ cán bộ…
Những việc làm tưởng bình thường này lại có tác dụng rất lớn, như ở xã An Thạnh cũng của Thuận An, ND đã tuyên truyền, giáo dục cháu Hồ Văn Mên trở thành dũng sĩ diệt Mỹ- diệt ngụy và được phong Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới 13 tuổi.
Phạm Thị Minh Hiền
Vui lòng nhập nội dung bình luận.