Tọa đàm về lịch sử tranh đoạt tài nguyên thế giới

Diệu Thuỳ Thứ năm, ngày 18/04/2024 08:53 AM (GMT+7)
Hai cuốn sách cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về lịch sử tranh đoạt tài nguyên trong quá khứ và cuộc chiến tài nguyên - năng lượng sẽ định hình thế giới trong tương lai.
Bình luận 0
Tọa đàm về lịch sử tranh đoạt tài nguyên thế giới- Ảnh 1.

Bìa 2 cuốn sách Bản đồ tài nguyên thế giới và Lịch sử tranh đoạt tài nguyên thế giới do Nhã Nam phát hành

Bản đồ tài nguyên thế giới và Lịch sử tranh đoạt tài nguyên thế giới là hai cuốn sách cơ bản để hiểu nhanh về tình hình tài nguyên và năng lượng trên thế giới hiện nay. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu được tình trạng phân bố tài nguyên không đều ở các khu vực và tình trạng bất ổn của thế giới.

Buổi tọa đàm do Công ty Nhã Nam tổ chức nhằm giới thiệu hai cuốn sách Lịch sử tranh đoạt tài nguyên thế giớiBản đồ tài nguyên thế giới sẽ diễn ra lúc 18 giờ ngày Chủ nhật (21/4) tại sân khấu A - Công Xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1 (TP.HCM) trong khuôn khổ tuần lễ Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam.

Độc giả sẽ giao lưu với diễn giả là tiến sĩ Nguyễn Thành Trung - hiện là giảng viên ngành Việt Nam học tại Fulbright. Ông giảng dạy về Kinh tế chính trị quốc tế, Lý thuyết quan hệ quốc tế, Chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Phương pháp nghiên cứu chính trị, Chính trị thế giới và An ninh quốc tế...

Hai cuốn sách giúp chúng ta dõi theo biến động của năng lượng tài nguyên từ quá khứ đến hiện tại, đồng thời xem xét xu hướng của năng lượng tài nguyên trong tương lai.

Tài nguyên cũng có đời sống biến động riêng, phát triển không tách rời với lịch sử. Năng lượng tài nguyên đã thay đổi theo từng thời kỳ, không cố định vào một loại năng lượng nào, từ than đá, dầu mỏ, đá phiến... và tiến trình phát triển này luôn có tác động của con người.

Tọa đàm về lịch sử tranh đoạt tài nguyên thế giới- Ảnh 2.

Hiện nay, để giải bài toán biến đổi khí hậu và xây dựng xã hội bền vững, vòng tuần hoàn mới mang tên chuyển đổi năng lượng và xây dựng kinh tế tuần hoàn đã bắt đầu. Dẫn đầu xu thế chính là các nước phương Tây và hiện nay có Trung Quốc đang vươn lên.

Lịch sử tranh đoạt tài nguyên thế giới mang đến một bức tranh tổng thể từ quá khứ đến hiện tại, cho thấy quốc gia nào nắm năng lượng tài nguyên dồi dào là quốc gia nắm cán cân chính trị, là quốc gia có sức mạnh trên bàn đàm phán. Tình hình chung của cuộc chạy đua năng lượng tài nguyên chính là Trung Quốc đang thách thức vị thế siêu cường của Hoa Kỳ, tích cực tranh đoạt tài nguyên và dùng nó như một vũ khí ngoại giao.

Trong khi đó, cuốn sách Bản đồ tài nguyên thế giới cho thấy các nước nhập khẩu dầu ngoài chuyện gánh nhiều rủi ro tiềm ẩn từ việc mua dầu, nay lại phải gánh thêm loạt rủi ro tiềm ẩn khác trong vấn đề cung ứng tài nguyên khi mà quá trình khử carbon đang được thúc đẩy mạnh mẽ.

Tác giả của cuốn sách Bản đồ tài nguyên thế giới, Masanori Tobita hiện là phó Trưởng ban phụ trách nội dung chuyên mục Tài chính - Thị trường của tờ Nihon Keizai Shimbun. Từ năm 2017-2020, ông là phóng viên thường trú của Nihon Keizai Shimbun tại Cairo và phụ trách khu vực Trung Đông, châu Phi và OPEC.

Tác giả Hikaru Hiranuma của cuốn Lịch sử tranh đoạt tài nguyên thế giới là thành viên của các tổ chức khoa học Nhật Bản, chuyên về các vấn đề cung cấp năng lượng, xúc tiến năng lượng tái tạo và là nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Trung tâm chiến lược xã hội carbon thấp thuộc cơ quan khoa học và công nghệ Nhật Bản (JST).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem