Toàn cảnh lễ đón chính thức Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

Nhóm P.V Thứ sáu, ngày 01/03/2019 13:50 PM (GMT+7)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam trong 2 ngày. Chiều 1.3, sau khi hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Kim Jong - un tiếp tục hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Bình luận 0

Theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un có chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam trong hai ngày, bắt đầu từ ngày 1.3.

Theo dự kiến, sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có cuộc hội đàm. Tiếp đó, Chủ tịch Kim Jong-un sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Cũng trong khuôn khổ chương trình, tối cùng ngày, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ dự tiệc chiêu đãi cấp nhà nước.

Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Triều Tiên tới thăm chính thức Việt Nam trong 55 năm qua, kể từ chuyến thăm của ông Kim Nhật Thành, ông nội của Chủ tịch Kim Jong-un năm 1964.

18h30:

Kết thúc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong - un tới dự tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 18 Lê Hồng Phong.

17h56:

imgimg

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại trụ sở Tòa nhà Quốc hội. (Ảnh: P.V)

Trong mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Triều Tiên, hai nước đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như: Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ (1.10.1956), Hiệp định hợp tác văn hóa (11.1957), hiệp định hợp tác Khoa học kỹ thuật (10.1958), Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và CHDCND Triều Tiên (1961), Hiệp định thương mại và hàng hải (12.1962).

Ngoài ra còn có Hiệp định hỗ tương y tế (12.1966), Hiệp định hợp tác vận tải hàng không dân dụng (1.197), Hiệp định vận tải biển (3/6/2002), Hiệp định thương mại (3.5.2002), hiệp định tương trợ tư pháp (3.5.2002), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (3.5.2002), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3.5.2002).

17h35:

Kết thúc cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Kim Jong-un tiếp tục hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Tối cùng ngày, nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ dự tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước.

17h20:

Tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, hủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chủ tịch Kim Jong-un xem lại những hình ảnh thể hiện tình hữu nghị hợp tác truyền thống giữa hai nước Việt Nam - Triều Tiên. 

Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 31.1.1950. Hai nước có quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống. Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, hai bên đã trao đổi hơn 50 đoàn cấp cao (từ Bộ trưởng trở lên). Hai nước trao đổi chính sách luân phiên cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên; Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Triều Tiên.

Theo TS. Nguyễn Việt Phương, nghiên cứu viên tại Trung tâm Belfer, ĐH Harvard (Mỹ), việc Triều Tiên trực tiếp lựa chọn hoặc ít nhất là đồng ý với quyết định của Mỹ, chọn Hà Nội là địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong-un cho thấy Triều Tiên thực sự muốn tham khảo kinh nghiệm cải cách và mở cửa kinh tế của Việt Nam.

TS Phương cũng phân tích, đối với chính sách kinh tế, về trung hạn, Việt Nam có thể chia sẻ với Triều Tiên các bài học về thu hút vốn đầu tư, quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là bài học Triều Tiên đang rất muốn áp dụng, nhất là khi Việt Nam đang được coi là trọng điểm đầu tư của cả Hàn Quốc và Nhật Bản với nhiều cơ sở sản xuất có quy mô hàng đầu khu vực của Samsung, Canon.

img

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: P.V)

17h05

Kết thúc cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tiếp tục di chuyển sang trụ sở Văn phòng Chính phủ để hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Zing)

img

16h50:

img

Công nhân VinFast chào đón phái đoàn Triều Tiên tới thăm. (Ảnh: P.V)

Đánh giá về triển vọng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Triều Tiên, từng 2 lần thực hiện các báo cáo về cải cách kinh tế Việt Nam cho phái đoàn Bắc Triều Tiên, TS. Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế - bày tỏ sự vui mừng khi Chủ tịch Kim Jong-un và phái đoàn Triều Tiên quan tâm tới kinh nghiệm cải cách, phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam và những tiến bộ trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ qua việc thăm các mô hình kinh tế phát triển của Việt Nam như tổ hợp sản xuất ôtô, xe máy điện VinFast (thuộc tập đoàn Vingroup) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel).

“Triều Tiên hiện có nhu cầu phát triển công nghệ thông tin, dịch vụ di động rất lớn. Vậy nên, những doanh nghiệp công nghệ, viễn thông với nhiều kinh nghiệm xây dựng hạ tầng viễn thông sẽ có rất nhiều lợi thế tại thị trường này”, TS Lê Đăng Doanh nhận định với Dân Việt.

16h20:

Ngoài chuyến thăm chính thức Việt Nam của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành năm 1964, giữa hai nước trong những năm qua có nhiều chuyến thăm viếng của các nhà lãnh đạo hai bên.

Năm 2007, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó là ông Nông Đức Mạnh và năm 2008, Bộ trưởng Bộ Công an lúc đó là ông Lê Hồng Anh đã tới thăm Triều Tiên. Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Kim Yong Nam và Thủ tướng nội các Triều Tiên Kim Yong Il lần lượt thăm Việt Nam năm 2001 và 2007.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho tháng 11.2018, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Triều Tiên kinh nghiệm xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế trên cơ sở các đề nghị của Triều Tiên.

Gần đây nhất, ngày 12-14.2.2019, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có chuyến thăm chính thức Triều Tiên. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump mới thông báo sẽ gặp Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong -un tại Hà Nội vào ngày 27 và 28.2. 

16h07: Hội đàm song phương Việt - Triều

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ chủ trì cuộc hội đàm song phương.

Trước đó, trao đổi với Dân Việt, cựu Đại sứ Dương Chính Thức đánh giá về kết quả Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 kết thúc ngày 28.2. Ông cho rằng: Kết quả đàm phán không như mong muốn, điều đó có nghĩa là quan hệ giữa Mỹ - Triều Tiên chưa có nhiều cải thiện. Khó khăn của Triều Tiên vẫn vậy, lệnh cấm vận của Liên Hợp quốc với Triều Tiên vẫn tồn tại. Điều đó gây khó khăn và cản trở Triều Tiên trong việc hợp tác, giao lưu kinh tế với các nước, trong đó có Việt Nam.

img

img

img

Ảnh: P.V

Việt - Triều là hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, với Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

15h42:

img

img

Nguồn: Zing

img

Ảnh: P.V

Sau phần lễ đón, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và nhà lãnh đạo Kim Jong Un bước vào phần hội đàm.

15h32:

img

Ảnh: P.V

Lễ đón bắt đầu tại Phủ Chủ tịch bằng nghi thức thượng cờ, sau đó Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng duyệt đội danh dự.

imgimg

Ảnh: P.V

Sau khi duyệt đội danh dự, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giới thiệu các quan chức Việt Nam với Chủ tịch Kim Jong-un.

15h30:

Ông Kim Jong-un đến Phủ Chủ tịch giữa hai hàng thiếu nhi đứng vẫy cờ Việt - Triều. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra đón ông Kim Jong-un.

img

img

Xe chở ông Kim Jong-un di chuyển qua Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hải/P.V)

15h25:

img

Ảnh: Trọng Hiếu

Xe chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ra khỏi khách sạn Melia, trên đường đến Phủ Chủ tịch.

15h20:

imgimg

Ảnh: Cao Oanh

Xe của Chủ tịch Kim Jong-un rời khách sạn Melia, đến Phủ Chủ tịch lúc 15h20.

Cùng thời gian, các đội hình nghi lễ phục vụ cho lễ đón nhà lãnh đạo Triều Tiên trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch đã bắt đầu vào vị trí.

img

img

Nguồn: Zing

15h15:

Bên trong Phủ Chủ tịch, phái đoàn các quan chức Triều Tiên đã có mặt và đang đợi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Trong nhóm quan chức này có Hyon Song Wol - Phó trưởng ban Tuyên giáo Đảng Lao động Triều Tiên.

15h12:

Theo ông Dương Chính Thức - cựu Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, chuyến thăm của ông Kim Jong-un tới Việt Nam lần này là một sự kiện chính trị lớn, có thể tạo dấu ấn lịch sử trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Triều Tiên.

Còn sau chuyến thăm, hợp tác giữa hai bên có tiến triển thêm những bước tốt đẹp hay không còn phải phụ thuộc rất nhiều vào tình hình trên bán đảo Triều Tiên và tình hình quốc tế. Nếu tình hình có những thay đổi tích cực thì mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia chắc chắn sẽ có những tiến bộ. Còn đương nhiên, trong đối ngoại Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy hợp tác với Triều Tiên.

15h07:

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Dương Chính Thức - cựu Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên - nhận định: Chuyến thăm của nhà lãnh đạo cao nhất Triều Tiên tới nước ta thể hiện truyền thống thân tình bạn bè giữa hai quốc gia vốn có tình hữu nghị từ lâu đời.

"Chúng ta mời, bạn nhận lời, có nghĩa là lãnh đạo và nhân dân cả hai nước đều mong muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia lên một tầm cao mới", ông Thức đánh giá.

15h:

img

Nguồn: VNE

Những chiếc xe đầu tiên chở phái đoàn của ông Kim Jong-un rời khách sạn Melia đến Ba Đình.

14h59:

img

Ảnh: P.V

Chiếc xe limousine của ông Kim Jong-un đã di chuyển đến trước cửa khách sạn Melia, chuẩn bị đón nhà lãnh đạo Triều Tiên. Đội vệ sĩ của ông Kim Jong-un cũng đã xuất hiện.

14h55:

img

Nguồn: Zing

Nhiều người dân đã tập trung về khu vực trước cổng Phủ Chủ tịch để chào đón ông Kim Jong-un.

14h30:

img

Nguồn: VNE

Tại Phủ Chủ tịch, nhiều nhân viên ngoại giao đã có mặt, chuẩn bị cho lễ thăm chính thức cấp Nhà nước của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

14h25:

Xe dẫn đoàn vừa đi qua khu vực gần Phủ Chủ tịch. Nhiều người dân và du khách đã đổ về khu vực này, đứng sau những tấm rào chắn được lực lượng an ninh dựng lên.

14h10: 

An ninh được thắt chặt tại khu vực gần Lăng Bác và Phủ Chủ tịch để chuẩn bị tiếp đón Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm chính thức Việt Nam.

img

img

 Tại đường Điện Biên Phủ, cơ quan chứ năng cũng đã giăng dây, rựng rào quanh đường đi để đảm bảo an ninh.

14h5:

Lực lượng công binh làm nhiệm vụ quanh Phủ Chủ tịch trước giờ lễ đón chính thức.

img

img

14h:

Tại khách sạn Melia Hà Nội, nơi Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phái đoàn ở, rất đông cơ quan báo chí trong và ngoài nước đã tập trung trước khách sạn để chuẩn bị đưa tin.

img

img

 Báo chí Triều Tiên, Hàn Quốc tập trung đông trước khách sạn Melia, Hà Nội.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Dương Chính Thức, cựu Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cho rằng "chuyến thăm của ông Kim Jong-un sẽ tạo dấu ấn mới".

"Mỗi chuyến thăm của lãnh đạo cao nhất của quốc gia này sang quốc gia khác trước hết có ý nghĩa thúc đẩy quan hệ của hai nước. Tiếp theo nó sẽ tạo dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa quốc gia. Chuyến thăm của nhà lãnh đạo cao nhất Triều Tiên tới nước ta thể hiện truyền thống thân tình bạn bè giữa hai quốc gia vốn có tình hữu nghị từ lâu đời. Chúng ta mời, bạn nhận lời, có nghĩa là lãnh đạo và nhân dân cả hai nước đều mong muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia lên một tầm cao mới", vị cựu Đại sứ nói với Dân Việt. 

Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Triều Tiên tới thăm chính thức Việt Nam trong 55 năm qua, kể từ chuyến thăm của ông Kim Nhật Thành, ông nội của Chủ tịch Kim Jong-un năm 1964. 

img

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đi tàu hỏa tới Việt Nam ngày 26.2. (Ảnh: AP)

Chiều nay, 1.3, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón chính thức Chủ tịch Kim Jong-un tại Phủ Chủ tịch. Sau đó hai bên sẽ tiến hành hội đàm. 

Theo Cổng TTĐT Bộ Ngoại giao, Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 31.1.1950. Hai nước có quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống. Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, hai bên đã trao đổi hơn 50 đoàn cấp cao (từ Bộ trưởng trở lên).

Quan hệ hữu nghị Việt - Triều được bồi đắp bằng những chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo hai nước. Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Triều Tiên và Thủ tướng Triều Tiên Kim Nhật Thành đến thăm Việt Nam một năm sau đó. Tháng 6.1961, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm chính thức Triều Tiên. Ba năm sau, ông Kim Nhật Thành trở lại Việt Nam vào tháng 11.1964.

Quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng được tăng cường đáng kể từ cuối những năm 2000 với những chuyến công du như chuyến thăm Triều Tiên của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh năm 2007, nguyên Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh năm 2008. Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Kim Yong Nam và Thủ tướng nội các Triều Tiên Kim Yong Il lần lượt thăm Việt Nam năm 2001 và 2007.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho tháng 11.2018, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Triều Tiên kinh nghiệm xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế trên cơ sở các đề nghị của Triều Tiên.

Trong chuyến thăm chính thức Triều Tiên ngày 12-14.2 của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, ông Ri đã cảm ơn lập trường và những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy tiến trình đối thoại vì hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển trên bán đảo Triều Tiên.

Trước đó, ông Kim Jong-un tới ga Đồng Đăng, Lạng Sơn hôm 26.2 rồi để dự hội nghị thượng đỉnh lần hai với Tổng thống Mỹ tại Hà Nội. Ngày 28.2, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã kết thúc mà không có thỏa thuận nào được đưa ra. Tuy nhiên, Washington nhấn mạnh hai lãnh đạo "đã có những cuộc họp rất tốt đẹp và mang tính xây dựng", đồng thời bày tỏ mong đợi về hội nghị trong tương lai.

Thông tin trước báo giới trong cuộc họp báo diễn ra 0h sáng 1.3, Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong-ho cho biết Triều Triền chỉ muốn gỡ bỏ một phần biện pháp trừng phạt, không phải toàn bộ, cụ thể là 5 lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là những phần liên quan đến sinh kế của người dân.

"Triều Tiên chỉ theo đuổi việc dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt. Chúng tôi đang phải chịu 11 lệnh cấm vận và chỉ yêu cầu Mỹ dỡ bỏ 5", ông Ri thông tin.

Đổi lại việc Mỹ dỡ bỏ một số lệnh cấm vận đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và cuộc sống người dân của họ, Bình Nhưỡng sẽ dỡ bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn các cơ sở sản xuất hạt nhân, bao gồm plutonium và uranium, và cho phép chuyên gia Mỹ vào thanh sát.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem