“Tới tận ngõ, gõ tận nhà” các lao động

 Thuỳ Anh Thứ ba, ngày 11/09/2018 06:37 AM (GMT+7)
Dù người đi XKLĐ mang lại tiền bạc, góp phần làm đổi thay cơ bản bộ mặt làng quê và gia đình của họ, nhưng ở phía sau của bức tranh tưởng chỉ có tươi sáng ấy lại chính là nỗi đau, sự xa cách không thể khoả lấp.
Bình luận 0

Theo chân đoàn cán bộ đi tuyên truyền vận đồng người lao động làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng quy định tại huyện Lạng Giang (Bắc Giang), chúng tôi ghé thăm gia đình bà Ngô Thị Đại ở xóm Dĩnh Xuyên, xã Tân Dĩnh. Con trai bà Đại là anh Nguyễn Quang Cường (32 tuổi) đi XKLĐ tại Hàn Quốc dù đã hết hạn gần 2 năm nay nhưng vẫn chưa về nước.

img

Bà Ngô Thị Đại gạt những giọt nước mắt khi kể về cậu con trai  đang làm việc bất hợp pháp ở Hàn Quốc. 
 Ảnh: Thùy Anh

Căn nhà ngói 3 gian cũ kỹ là nơi sinh sống của vợ chồng ông bà và cậu con trai của 4 tuổi của anh Cường. Người vợ trẻ của anh Cường vì buồn lòng cũng đi làm ăn xa, một tháng mới về nhà thăm con 1 lần. “Thi thoảng cháu nó có gọi về, hỏi thăm bố mẹ với con trai vài câu rồi lại cúp máy. Nhiều lần động viên cho con trai về nước nhưng vì có khoản tiết kiệm cho vay không thấy trả, lo mất hết tiền tiết kiệm thành thử cháu nó cứ cố nán lại làm kiếm thêm chút tiền” – bà Đại nói.

Bà Đại cầm chiếc điện thoại gọi cho con ở nơi xa, giọng nghẹn ngào, mắt đỏ hoe, những giọt nước mắt  chực tuôn rơi. Từ đầu dây bên kia, giọng Cường tha thiết: “Con nhớ nhà lắm!”. Anh động viên bố mẹ giữ sức khoẻ và hứa sẽ về nước sớm. Bà Đại thì liên tục động viên con về nước. “Thật sự tôi nhớ con lắm, chỉ mong nó về sớm để gia đình đoàn tụ chứ bố thằng Cường suy nghĩ nhiều thành thử cũng ốm đau suốt” – bà Đại nói.

Theo ông Lê Văn Tiến – cán bộ Phòng LĐTBXH huyện Lạng Giang thì xã Tân Dĩnh là 1 trong những xã dẫn đầu về hoạt động XKLĐ. Nhờ có hoạt động này mà nhiều gia đình trong xã đã thoát nghèo, vươn lên khá giả. Thế nhưng, bên cạnh những câu chuyện có hậu, phía sau những ngôi nhà như nhà của bà Đại vẫn tồn tại không ít những câu chuyện buồn ảm đạm từ việc lao động bỏ trốn, ở lại nước ngoài làm việc bất hợp pháp.

“Hiện nay, ngoài việc tuyên truyền thường niên, chúng tôi còn tổ chức phối hợp với địa phương, kêu gọi đoàn thể cấp thôn bản vào cuộc để “tới tận ngõ, gõ tận nhà” tuyên truyền vận động lao động và người thân của họ, kêu gọi lao động về nước đúng hạn” – ông Tiến nói.

Bà Trần Thị Vân Hà – Trưởng phòng Truyền thông của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, cuối tháng 8 và đầu tháng 9.2018, Cục đã phối hợp với 5 tỉnh thành có tỷ lệ lao động bất hợp pháp khá cao tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình ESP về nước. Ngoài việc tổ chức hội nghị tập trung, đoàn còn về tận các gia đình thực hiện tuyên truyền vận động, kết nối với lao động tại Hàn Quốc nhằm kêu gọi họ về nước đúng hạn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem