Tôm Việt Nam có thể bị Nhật “cấm cửa”

Thứ năm, ngày 04/11/2010 09:10 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Sau khi phát hiện một số mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất sang Nhật bị nhiễm dư lượng kháng sinh Trifluralin, nước này đã tăng tần suất kiểm soát thủy sản Việt Nam lên 100% trên tất cả các lô hàng.
Bình luận 0

Theo đại diện các doanh nghiệp tại cuộc họp bàn biện pháp đối phó diễn ra tại TP.HCM ngày 3-11, sự việc không phải bây giờ mới xảy ra mà nó đã diễn ra từ năm 2009 và đầu năm 2010.

Khi ấy Nhật Bản đã phát hiện một số lô hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam bị nhiễm chất Trifluralin (một loại thuốc diệt cỏ được nông dân dùng để diệt nấm, rong, tảo trong các ao nuôi trồng thủy sản) vượt mức cho phép.

img
Các sản phẩm có chứa chất Trifluralin đang được bày bán trên thị trường.

Ngay khi đó, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có cảnh báo lên Bộ NN&PTNT và ngày 2-4 -2010 Bộ này đã có thông tư 20 ra lệnh cấm chất này trong sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản. Thế nhưng đây lại là một chất diệt cỏ được Bộ NN& PTNT cho phép sử dụng và lưu hành trong nông nghiệp.

Hậu quả của việc quản lý lỏng lẻo và tắc trách này là từ tháng 5 đến tháng 9-2010, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) đã phát hiện 18 trường hợp có dư lượng Trifluralin vượt mức cho phép trong thủy sản, gồm 11 mẫu cá tra, 4 mẫu cá rô phi, 2 mẫu tôm và 1 mẫu cá lóc.

Và một điều hiển nhiên là phía Nhật Bản cũng có những phát hiện tương tự không chỉ trong cá basa mà cả trong tôm và đã có lệnh kiểm soát 100% các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào từ Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP, cho biết: Hiện nay, hàng chục container tôm xuất khẩu sang Nhật Bản của các doanh nghiệp đang bị ứ lại chờ kết quả kiểm tra từ các trung tâm giám định, kiểm định chất lượng. Chi phí cho việc này đội lên hàng ngày và doanh nghiệpphải bỏ ra khoảng 15 USD cho một mẫu kiểm.

Nghiêm trọng hơn, nhiều khách hàng Nhật Bản đã đòi giảm giá xuất khẩu và cam kết bồi thường nếu phát hiện có dư lượng Trifluralin. Thậm chí, nhiều nhà nhập khẩu Nhật Bản “quay lưng” để tìm đến các đối tác láng giềng của Việt Nam.

Còn ông Trần Thiện Hải -Chủ tịch VASEP cho biết: “Nếu tiếp tục phát hiện nhiều lô hàng của Việt Nam chứa Trifluralin thì Nhật Bản có thể cấm nhập khẩu tôm từ Việt Nam . Đây sẽ là thảm họa với ngành, bởi dự kiến có khoảng 500-700 container tôm sẽ được các công ty Việt Nam bán sang thị trường này trong dịp Giáng sinh, năm mới”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem