Tôn Sách là người đặt nền móng hình thành nên nhà Đông Ngô thời Tam quốc.
Tôn Sách, tự Bá Phù, được biết đến là một viên tướng và là một lãnh chúa trong thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời kỳ đầu Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là người đặt nền móng quan trọng trong việc hình thành nên Đông Ngô, được người em trai Tôn Quyền kế thừa và hoàn thành nghiệp lớn.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Tôn Sách được mô tả anh dũng khác người, không kém gì Tây Sở Bá vương Hạng Vũ, nên được gọi là Tiểu Bá vương.
Xây dựng nền móng Giang Đông
Tam Quốc Chí của sử gia Trần Thọ thời nhà Tây Tấn đánh giá: “Tôn Sách là bậc thiếu niên hào kiệt, dũng mãnh hơn người, mưu lược toàn tài, có chí nhất thống thiên hạ".
Tôn Sách là mãnh tướng "có khí thế của Tiểu Bá Vương", nhưng tính tình nóng vội, không biết dùng người.
Trương Hoành từng, mưu sĩ của Tôn Sách từng khuyên: "Chủ tướng là tính mệnh của ba quân, không nên khinh địch. Xin chủ tướng tự bảo trọng".
Tôn Sách đáp:"Lời tiên sinh như vàng ngọc, chỉ e nếu ta không làm gương, tướng sĩ sao có thể hết mình".
Tôn Sách sinh năm 175 tại Hàng Châu, Chiết Giang. Ông là con trai cả trong số 4 con trai của Trường Sa thái thú Tôn Kiên, một viên tướng trung thành với nhà Hán, người đã tham gia Chiến dịch chống Đổng Trác của Viên Thuật và không may qua đời.
Sau khi Tôn Sách theo Viên Thuật không lâu, Thích sử Dương Châu là Lưu Dao ỷ vào binh lực để chiếm Đan Dương. Vùng đất này vốn thuộc về Ngô Cảnh, cậu của Tôn Sách.
Tôn Sách đề nghị Viên Thuật cho mang quân đi đánh Lưu Dao giúp cậu. Viên Thuật thấy việc làm của Lưu Dao cũng làm tổn hại đến lợi ích của mình, vừa muốn mượn danh Tôn Sách đi đánh Lưu Dao, vừa ngại Sách thoát ly khỏi mình, nên chỉ cho mượn một nghìn người ngựa.
Tôn Sách là người Tào Tháo cũng phải nể phục.
Tôn Sách tiến vào Giang Đông, trên đường không ngừng chiêu binh mãi mã. Đến nửa đường, Sách được người bạn là Chu Du giúp đỡ, bổ sung lương thảo và các đồ dùng cần thiết khác, tăng cường lực lượng.
Năm 196, sau khi chiếm được Lưu Dao, Sách thừa thắng đánh vào Ngô Quận (Tô Châu tỉnh Giang Tô ngày nay), chiếm Cối Kê và 4 quận khác, tự phong là Thái thú Cối Kê.
Nắm trong tay vùng đất lớn, Sách cắt đứt quan hệ với Viên Thuật, bắt đầu xưng bá ở Giang Đông. Có thể nói, từ một nghìn người ngựa làm vốn ban đầu, Tôn Sách nắm trong tay một vùng đất Giang Đông rộng lớn, điều mà Viên Thuật chưa bao giờ nghĩ tới.
Tôn Sách chưa bao giờ hài lòng với việc chiếm được sáu quận ở Giang Đông, muốn vượt sông tranh giành đất đai với Tào Tháo.
Năm 200, khi Tào Tháo đang có trận đánh quyết định với Viên Thiệu tại Trận Quan Độ, Sách dường như đã có kế hoạch tấn công trung tâm quyền lực của Tào Tháo ở Hứa Xương. Tuy nhiên, ông đã chết trước khi có cơ hội cụ thể hóa tham vọng này.
Nghi vấn Tôn Sách bị em trai hãm hại
Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc bình luận, Tôn Sách là mẫu nhân vật nhà binh, cả đời thống lĩnh quân đội chinh chiến, hành tung của Sách là hết sức bất định. Việc Tôn Sách bị ám sát khi đi săn có nhiều điểm nghi vấn.
Sử sách Trung Quốc chép rằng, Tôn Sách bị hành thích và qua đời khi mới 25 tuổi. Tôn Quyền sau đó được anh trai trao quyền bá chủ Giang Đông.
Ba người em trai khác của nhà họ Tôn là Tôn Dực, Tôn Khuông, Tôn Lãng hầu như không được nhắc đến.
Ngoài Tôn Quyền, Tôn Dực chẳng những không thể tiếp quản ngôi vị của huynh trưởng, mà về sau cũng bị ám sát. Thủ phạm là Biên Hồng, tướng lĩnh dưới quyền Dực.
Tôn Quyền đau lòng vì cái chết của anh trai.
Bối Tùng Chi dẫn sách Ngô lịch rằng, “Dực ra vào đều mang đao, thường hay uống rượu, bị Biên Hồng từ đằng sau chém. Không ai cứu Dực. Hồng chạy trốn vào núi".
Ngoài Tôn Sách và Tôn Dực bị ám sát, Tôn Khuông chết không rõ ràng, Tôn Lãng thì “bị Tôn Quyền giam giữ đến cuối đời". Đây được coi là những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng có bàn tay Tôn Quyền trong việc thanh trừng nội bộ Tôn gia, theo Qulishi.
Cuối cùng, các nhà sử học Trung Quốc thời hiện đại nhận thấy những nhân vật có ảnh hưởng ở Đông Ngô thời Tôn Sách đều dần bị “thay máu” khi Tôn Quyền nắm quyền lực.
Các tướng dưới quyền Tôn Sách như Chu Du, Tưởng Khâm, Chu Thái, Trần Vũ, Thái Sử Từ đều dần bị thay thế bằng những người mới như Lữ Mông, Lục Tốn, Từ Thịnh, Đinh Phong, Cam Ninh.
Đây đều là những người do Tôn Quyền đưa lên, chỉ trừ đại đô đốc Chu Du còn dược trọng dụng từ thời Tôn Sách. Điều này cho thấy Tôn Quyền đã có sự chuẩn bị để tiếp quản quyền lực từ người anh trai “không may bị hãm hại”.
__________________________
800 quân Tào Ngụy đẩy lùi 10 vạn quân Tôn Quyền là một trong những trận đánh được nhắc đến nhiều nhất trong Tam quốc, nhưng sự thật đằng sau câu chuyện này là như thế nào? Mời độc giả đón đọc bài dài viết kỳ tới.
Tôn Quyền đã có nhiều cơ hội để xây dựng lực lượng, chờ thời cơ nắm lấy thiên hạ, tiếc rằng khi về già, hoàng...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.