5 máy bay quân sự sau đây có thể trông xấu tệ dưới mắt người nhìn, nhưng lại là những thành phần không thể thiếu trong các cuộc chiến của Mỹ.
Aero Spacelines Super Guppy
Mặc dù không phải là máy bay quân sự của Hoa Kỳ, Super Guppy đã trung thành phục vụ NASA trong suốt hơn 50 năm với vai trò chuyên chở tên lửa và các bộ phận khác trong hệ thống phóng tên lửa không gian. Chuyến bay đầu tiên của nó là vào tháng 8 năm 1965.
Super Guppy có thể vận chuyển tới khoảng 24 tấn hàng hóa với tốc độ bay 483km/h. Máy bay này có cái tên khá ngộ nghĩnh như trên là vì những đặc điểm tương đồng với một con cá bảy màu đang mang thai, với cái bụng phình to và những vây nhỏ (là cánh của máy bay).
Aero Spacelines B377SG Super Guppy
Có tổng cộng năm chiếc Super Guppies đã được chế tạo và đưa vào sử dụng. Một chiếc hiện đang phục vụ cho NASA và đôi khi tại Sân bay Quốc tế El Paso. Bốn chiếc còn lại đang được trưng bày: một tại Bảo tàng Không gian và Hàng không Pima ở Tucson, Arizona và ba chiếc còn lại ở nước ngoài bao gồm Đức, Vương quốc Anh và Pháp.
Super Guppy đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận chuyển các bệ phóng tên lửa khác nhau đến các căn cứ phóng không gian chủ chốt như Cape Canaveral ở Florida hoặc Vandenberg AFB ở California.
Super Guppy Turbine F-BPPA tại sân bay Paris–Le Bourget vào năm 1981
Các bộ phận vốn có vai trò vô cùng quan trọng để đưa nhiều loại vệ tinh quân sự vào không gian nhằm điều khiển các máy bay chiến đấu thường quá lớn, không thể vận chuyển trên hệ thống vận tải thông thường và vì thế cần có những phương tiện vận chuyển đặc biệt.
Airbus Beluga - A300-600ST (Siêu máy bay vận tải)
Beluga F-GSTA của Airbus đang bay biểu diễn tại Airexpo 2014
Sẽ là thiếu sót nếu chúng ta tung hô Super Guppy nhưng lại quên nhắc đến người họ hàng trẻ trung và mới mẻ hơn của nó. Airbus Beluga trông như chú cá voi lớn biết bay. Sau chuyến bay đầu tiên vào tháng 9 năm 1994 và được đưa vào phục vụ một năm sau đó, cá voi bay tiếp tục thực hiện những gì Super Guppy để lại.
Nó có sức chứa gấp đôi Super Guppy (47 tấn) và được trang bị động cơ phản lực 2 GE. Airbus Beluga tiếp tục chuyên chở các bộ phận hàng không quan trọng như thân máy bay cũng như các hàng hóa liên quan đến việc phóng tên lửa không gian khác. Beluga dự kiến sẽ bay đến năm 2025.
E-2D Advanced Hawkeye
U.S.NAVY E-2D Advanced Hawkeye
Advanced Hawkeye là một tuyệt phẩm phục vụ công tác chỉ huy và kiểm soát cũng như là một máy bay không vận cảnh báo sớm cho Hải quân Hoa Kỳ.
Nổi bật với 4 động cơ tua-bin và radar lớn hình chiếc đĩa ở phía trên, kết hợp với 4 vây thẳng đứng ở đuôi, Advanced Hawkeye chính là bá chủ của bầu trời. Nó cũng đang phục vụ cho một số quốc gia đồng minh khác, bao gồm Ai Cập, Pháp, Israel, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan.
Một chiếc E-2C Hawkeye được phân bổ cho VAW-120 bay trên bầu trời Jacksonville, Florida
Advanced Hawkeye có phi hành đoàn gồm 5 người: bên cạnh cơ trưởng và cơ phó, còn có các sỹ quan radar, sỹ quan trung tâm thông tin chiến đấu và sỹ quan điều khiển máy bay. Từ trung tâm chỉ huy trên máy bay có thể theo dõi đồng thời tới 2.000 mục tiêu trong khi cùng lúc nhận diện số mục tiêu gấp 10 lần con số đó.
Nó đã tham gia hành động trong Chiến dịch Nhổ tận gốc và Chiến dịch Bão táp Sa mạc, trong đó góp phần vào việc 2 chiếc F/A-18 bắn hạ 2 chiếc MiG-21 của Iraq. Cặp mắt thần của nó chính là thứ quyết định mọi thứ!
A-7 Corsair II
A-7 Corsair II đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch tấn công không đối đất của Mỹ tại Việt Nam. Với hơn 1.500 chiếc được sản xuất và phục vụ từ năm 1967 đến 1993, nền tảng này không được các phi công yêu thích cho lắm. Vì lỗ thông gió động cơ được gắn dưới buồng lái, khiến nó trông giống như những chiếc máy bay mô hình nặng nề mà chúng ta từng chơi lúc nhỏ, bao gồm cả phần chóp nhựa nặng để tránh bị hư hại.
Corsair II được thiết kế để vận tải bom tầm xa và nặng hơn, với những cải tiến đáng kể về radar, thông tin liên lạc và hiệu quả nhiệm vụ so với A-4. Bất chấp những lợi thế đó, ngoại hình và tốc độ chậm chạp của Corsair đã khiến nó bị gán cho biệt danh "SLUF": "Slow Little Ugly F**er!" (Thằng ngu bé nhỏ và xấu xí)
Fairchild C-119 "Flying Boxcar"
Một chiếc US Air Force Fairchild C-119B-10-FA Flying Boxcar của Đội Không vận 314th vào năm 1995
C-119 Flying Boxcar đã phục vụ cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từ năm 1949 đến năm 1995 với hơn 1.100 chiếc được chế tạo. Điểm đặc trưng của Flying Boxcar là thân máy bay dày cộm, bóp thắt ở phần đuôi và cách thiết kế theo cặp tất cả mọi thứ (động cơ đôi, trục đôi và đuôi kép).
Tất nhiên, dù nặng, nó vẫn có thể vận chuyển một lượng hàng hoá khổng lồ khác. Với sức chứa khoảng 12 tấn, chiếc máy bay phản lực này đã được sử dụng để vận chuyển thiết bị và quân đội trong Chiến tranh Triều Tiên. Sự thành công của C-119 đối với dịch vụ vận tải quân sự hàng không đã dẫn đến một thiết kế mới dựa trên Flying Boxcar: AC-119G "Shadow".
Shadow là một loại pháo hạm cực kỳ nguy hiểm được trang bị bốn súng máy, mạ giáp và thiết bị quan sát bằng hồng ngoại vào ban đêm, những thứ sau này được kế nhiệm bởi AC-130.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.