TP.HCM: 6 tháng đầu năm mỗi ngày thu hơn 1 ngàn tỷ đồng ngân sách

Hồ Văn-Quang Duy Thứ ba, ngày 03/07/2018 10:28 AM (GMT+7)
Trong năm 2018, Trung ương giao chỉ tiêu thu ngân sách cho TP.HCM là 376.780 tỉ đồng, tăng 8,31% so với dự toán năm 2017. Như vậy, mỗi ngày TP.HCM sẽ phải thu 1.203 tỉ đồng mới đáp ứng dự toán thu ngân sách được giao. Đáng chú ý, đây cũng là năm TP.HCM sẽ triển khai cơ chế đặc thù, tăng thu một số khoản phí, lệ phí.
Bình luận 0

Sáng 3.7, UBND TP.HCM đã tiến hành sơ kết tình hình kinh tế-xã hội … 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Theo báo cáo sơ kết, tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước thực hiện 183.465 tỷ đồng ( Trung bình mỗi ngày hơn 1 ngàn tỷ đồng ), đạt 48,69% dự toán, tăng 8% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 121.439 tỷ đồng, đạt 47,4% dự toán, tăng 11,7% so cùng kỳ; thu từ dầu thô 11.944 tỷ đồng, đạt 95,02% dự toán, tăng 38,57% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 50.020 tỷ đồng, đạt 46,31% dự toán, giảm 4,8% so cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện là 28.109 tỷ đồng, đạt 32,36% dự toán, tăng 32,27% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 12.658 tỷ đồng, đạt 35% dự toán, tăng 73,81% so cùng kỳ; chi thường xuyên 14.578 tỷ đồng, đạt 39,94% dự toán, tăng 10,51% so cùng kỳ.

img

Thủ tục nộp và thu thuế tại Cục thuế TP.HCM

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước đạt 585.635 tỷ đồng, tăng 7,86%  (cùng kỳ tăng 7,76%). Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, có lợi thế cạnh tranh là 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu có tiềm năng và là thế mạnh của thành phố như thương mại, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, du lịch, thông tin truyền thông, vận tải - cảng - kho bãi, khoa học - công nghệ, kinh doanh bất động sản, giáo dục và y tế. Tỷ trọng 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất 57,6% trong tổng GRDP. Trong đó, 4 nhóm ngành bất động sản; thương mại; vận tải kho bãi và tài chính ngân hàng tiếp tục chiếm tỷ trọng cao 40,2% trong tổng GRDP.

Về tốc độ phát triển dịch vụ, một số ngành có mức tăng cao hơn so cùng kỳ: Thương mại tăng 7,68% (cùng kỳ tăng 7,19%); thông tin và truyền thông tăng 8,72% (cùng kỳ tăng 8,16%). Ngành vận tải kho bãi, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế có mức tăng tương đương cùng kỳ. Riêng ngành du lịch tăng 3,58% (cùng kỳ tăng 7,2%); bất động sản tăng 5,32% (cùng kỳ tăng 6,54%).

Về tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu chiếm 10% trong tổng GRDP. Trong đó, ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm chiếm 2,97%; cơ khí chế tạo chiếm 2,54%; hóa dược – cao su chiếm 2,33% và điện tử chiếm 2,17%.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, đã đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ về giống và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đặc biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan; phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, cá cảnh, hoa - cây kiểng, bò thịt, nâng cao chất lượng đàn bò sữa… Qua đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 6 tháng ước đạt 8.934,4 tỷ đồng, tăng 6,1% (cùng kỳ tăng 6,5%).

img

Hoa lan Củ Chi, một trong những mô hình phát triển thành công mô hình nông nghiệp đô thị của TP.HCM.

Thực hiện Chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả; tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện của thành phố .

Kiểm tra tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm; vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật được tăng cường, nhất là các khu vực giáp ranh giữa các quận huyện trên địa bàn. Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đồng bộ, nhanh chóng đảm bảo không xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm, bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn, góp phần duy trì và phát triển ngành chăn nuôi. Công tác phòng, chống cháy rừng, quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, đặc dụng tiếp tục được tăng cường. Tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt 40,14%.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem