Ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Công đoàn Sở GDĐT TP.HCM, cho biết: “Các trường từ mầm non tới THPT hưởng lương ngân sách sẽ dùng 80% kinh phí từ nguồn ngân sách và nguồn học phí để chi trả lương cho cán bộ, giáo viên, 20% còn lại chi cho những hoạt động khác. Cuối năm nếu các trường không dùng hết số dư đó thì chia cho giáo viên gọi là khoản thu nhập tăng thêm cuối năm chứ không phải thưởng tết hay tháng lương thứ 13”. Tuy nhiên, khoản tiền này năm nay khá thấp.
Cô Nguyễn Thị Hà - giáo viên Trường tiểu học Thạnh An, Cần Giờ - trong một buổi lên lớp. Hà Bình
Chẳng hạn, tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1), cô Vũ Thị Ngọc Dung- Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Số tiền thu nhập tăng thêm được nhà trường chia cho giáo viên theo từng tháng (khoảng 650.000 đồng/tháng). Theo quy chế chi tiêu nội bộ, năm nay mức thưởng tết của trường là 2 triệu đồng/người, giảm so với năm ngoái. Theo ghi nhận của NTNN, từ nguồn tiết kiệm này, giáo viên THPT ở TP.HCM có khoản thưởng từ 3-5 triệu đồng, cá biệt có trường đạt 15 - 20 triệu đồng/người. Tuy nhiên, cũng có không ít trường khu vực 41 xã vùng sâu, vùng xa ngoại thành chỉ có khoản thưởng từ 100.000 - 200.000 đồng.
Ông Nguyễn Hữu Hùng, cho biết: “Ngành giáo dục không có thưởng tết hay tháng lương thứ 13 nên việc chăm lo tết chỉ trông vào quỹ tự có. Vì vậy, công đoàn ngành đã vận động các đơn vị ở nội thành giúp đồng nghiệp ngoại thành, nhất là ở 41 xã vùng sâu, vùng xa”. Theo đó, giáo viên có điều kiện và các trường học ở nội thành sẽ hỗ trợ quà tết, chăm lo tết cho người lao động, nhân viên, giáo viên ở các xã vùng sâu ngoại thành đang gặp khó khăn. Đây là hoạt động tương thân tương ái được tổ chức hàng năm nhằm mang "Tết cho mọi nhà". Thời gian vận động từ nay đến hết ngày 31.1.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.