Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Anh Trần Duy Khánh ở xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn) vốn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh. Đam mê làm nông nghiệp, từ năm 2018 anh bắt đầu nghiên cứu về lĩnh vực nấm ăn và nấm linh chi.
Từ năm 2020, trại nấm của anh đã sản xuất thành công nấm linh chi đại. Anh Khánh cho biết, nấm linh chi đại được sản xuất từ phôi giống và mùn cưa. Phôi giống được đem ủ rồi tiến hành cấy ghép. Tất cả đều được trồng theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng hóa chất.
Nấm linh chi đại có thành phẩm có dược tính, cao có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch; lọc gan, giải độc cho thận. Nấm linh chi đại còn được dùng phục vụ nhu cầu dưỡng sinh cho người dùng.
Ngoài diện tích trồng nấm 2.500m2, anh Khánh còn đầu tư 5.000m2 để thực hiện mô hình nấm dược liệu kết hợp vườn sinh thái.
"Tất cả nguồn phế phẩm sau khi trồng nấm lại được tận dụng làm chất hữu cơ để trồng rau và dược liệu", anh Khánh nói.
Nhiều hộ chăn nuôi ở các huyện ngoại thành chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như an toàn thực phẩm thì ông Nguyễn Bá Minh ở xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) đầu tư hơn 3 tỷ đồng để làm chuồng trại nuôi heo theo quy trình khép kín.
Thay vì vào chuồng heo, nơi đầu tiên ông Minh đưa chúng tôi tới tham quan là quy trình xử lý chất thải. Tại đây, phân heo sau khi qua hệ thống biogas được đưa ra bồn lắng để phơi nắng.
Sau một thời gian lắng tụ, chất thải sẽ được dẫn theo đường ống vào nhà chứa riêng. Tuy đứng gần hầm xử lý lộ thiên nhưng không hề nghe mùi hôi.
Không chỉ tận dụng được nguồn khí đốt phục vụ ngược trở lại việc chế biến thức ăn chăn nuôi, sau quá trình xử lý, phân heo này được dùng bón cho cây trồng.
Theo GS.TS. Lê Thanh Hải - Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Quốc gia TP.HCM, mô hình kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến khai thác tài nguyên, sản xuất và loại bỏ sau tiêu thụ. mô hình này tạo ra một lượng lớn phế phẩm thải khổng lồ.
Ngược lại, kinh tế tuần hoàn chú trọng vấn đề quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, nhằm tránh tạo ra phế thải.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế tuần hoàn được phát triển từ tiềm năng sử dụng phụ phế phẩm nông nghiệp, tận dụng các nguồn chất thải.
Mặc dù ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế của TP.HCM, tuy nhiên ngành nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc cung ứng các sản phẩm, thực phẩm cho khu vực nội thành.
Hiện nay, TP.HCM đang tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt chú trọng đến tiêu chí môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo GS.TS. Lê Thanh Hải, đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải ngành này thành nguồn của ngành kia.
"Không chi góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp còn hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu phát triển bền vững, khu vực nông thôn TP.HCM", GS. Hải nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.