TP.HCM: Nỗ lực tìm cách vớt, thu gom chất thải rắn trên sông

P.V Thứ hai, ngày 02/11/2020 15:44 PM (GMT+7)
Cuối tháng 10/2020 vừa qua, Sở GTVT TP.HCM đã trình UBND TP.HCM phương án vớt, thu gom chất thải rắn (CTR) trên sông, kênh, rạch sử dụng công nghệ mới.
Bình luận 0

Áp dụng công nghệ mới thu gom rác trên song

Sở GTVT và Sở TNMT và các đơn vị liên quan đã được UBND TP giao xem xét, đề xuất của Công ty CP công trình giao thông Sài Gòn, về thực hiện "Phương án vớt, thu gom CTR trên sông, kênh rạch sử dụng công nghệ mới".

TP.HCM: Nỗ lực tìm cách vớt, thu gom chất thải rắn trên sông - Ảnh 1.

Ngày 9/10, Công ty CP Công trình Giao thông Sài Gòn đã thử nhiệm vớt rác trên tuyến sông Vàm Thuật - Trường Đai - Tham Lương.

Theo Sở GTVT, trong cuộc vận động "Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh, rạch; vì thành phố sạch và giảm ngập nước" và tại nhiều chỉ đạo khác của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP đã hết sức quan tâm đến công tác làm sạch môi trường các dòng sông, kênh, rạch trên địa bàn TP.HCM.

Cụ thể, với việc thu gom CTR trên sông, kênh, rạch cần nghiên cứu cải tiến, bổ sung phương tiện nhằm làm cho công tác này ngày một hiệu quả hơn.

Thực tế từ năm 2013, TP.HCM đã thí điểm việc vớt rác, rong cỏ, lục bình trên kênh Đôi, kênh Tẻ, rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ và kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Từ đó đến nay, công tác vớt rác, rong cỏ, lục bình đã góp phần giảm thiểu lượng rác trên các tuyến sông trên, từng bước cải thiện môi trường khu vực.

TP.HCM: Nỗ lực tìm cách vớt, thu gom chất thải rắn trên sông - Ảnh 2.

Việc thí điểm vớt rác trên sông bằng tàu vớt rác đã thành công mỹ mãn.

Tuy nhiên, công tác trên, thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: phương tiện thiết bị vớt rác còn thô sơ, sử dụng nhiều lao động thủ công; hiệu quả, năng suất chưa cao…

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác vớt, thu gom CTR trên các tuyến sông, kênh, rạch nội thành trên địa bàn TP; việc nghiên cứu ứng dụng các phương tiện, thiết bị, với công nghệ mới, hiện đại để thực hiện công tác vớt, thu gom CTR trên các tuyến sông, kênh, rạch, trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Đặc biệt, đề xuất phương án vớt rác trên sông rạch, áp dụng công nghệ mới của thế giới, có hệ thống phương tiện, thiết bị hiện đại từ các nước tiên tiến là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của chính quyền TP.HCM.

TP.HCM: Nỗ lực tìm cách vớt, thu gom chất thải rắn trên sông - Ảnh 3.

Các tình nguyện viên từng thực hiện vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

 Hàng loạt tuyến sông sẽ được vớt rác bằng… tàu

Tuyến sông Vàm Thuật – Trường Đai – Thanh Lương, thuộc các quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình và Quận 2, đã được Sở GTVT đề xuất ưu tiên vớt rác đầu tiên.

Đây là tuyến sông mà 2 bên có rất nhiều hộ dân sinh sống; mật độ lục bình, rác thải sinh hoạt thải ra môi trường rất cao. Nhiều đoạn, dòng chảy bị bịt kín, phương tiện thủy đi lại rất khó khăn. Tình trạng xả rác xuống đoạn sông này hiện là "vấn nạn" của TP.HCM.

Do vậy, chưa bao giờ, việc vớt rác trên tuyến sông Vàm Thuật – Trường Đai – Thanh Lương lại được xã hội đặt ra bức thiết như bây giờ. Nói như Sở GTVT, là phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay và rất cần thiết.

UBND TP.HCM đã chấp thuận đề xuất trên của Sở GTVT, cho phép sử dụng 1 tàu vớt rác 190 Kw, 1 gàu ngạm + băng tải trên tàu; 2 tàu xúc rác bằng gàu xúc 17,5Kw, 1 xà lan 90T đặt gàu ngạm 103kW. Bình quân 2 ngày/1 lần, tàu vớt rác trên sông sẽ hoạt động vớt rác. Chi phí cho công tác vớt rác này với mức phí trên 2,58 tỷ đồng.

TP.HCM: Nỗ lực tìm cách vớt, thu gom chất thải rắn trên sông - Ảnh 4.

Lâu nay, công tác vớt CTR trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè do Công ty TNHH MTV Môi trường - Đô thị TP.HCM thực hiện. Nhờ đó, dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã sạch đẹp hơn xưa.

Ông Bùi Hòa An – Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM – cho biết: "Với việc thí điểm vớt rác trên sông bằng tàu, tại tuyến sông Vàm Thuật – Trường Đai – Tham Lương trong 2 tháng; chúng tôi sẽ tổng kết công việc, đánh giá hiệu quả. Sau đó sẽ đề xuất tiếp tục triển khai trên hàng loạt tuyến sông, kênh rạch khác ở TP.HCM".

Ngoài ra, ông An còn cho biết thêm, Sở GTVT đã tham mưu UBND TP bố trí nguồn kinh phí để thực hiện công tác vận chuyển CTR sau khi vớt và thu gom trên tuyến sông Vàm Thuật – Trường Đai – Tham Lương.

TP.HCM: Nỗ lực tìm cách vớt, thu gom chất thải rắn trên sông - Ảnh 5.

Việc UBND TP.HCM tăng cường áp dụng công nghệ mới cho công tác vớt rác trên sông, kênh, rạch sẽ góp phần bảo vệ môi trường choTP.HCM.

Thời gian thực hiện 2 tháng, 15 lần vớt, khối lượng rác sau khi vớt cần vận chuyển là 900 tấn và dự trù nguồn kinh phí cho công tác này trong năm 2021, với khối lượng khoảng 5.000 tấn. Toàn bộ số rác thải này sẽ được xử lý tại Khu xử lý rác thải Đa Phước.

Công ty Cổ phần Công trình giao thông Sài Gòn đã thí điểm thực hiện công tác vớt, thu gom chất thải rắn sử dụng thiết bị hiện đại trên sông.

Hệ thống vớt, thu gom chất thải rắn (rác) bao gồm 5 thiết bị: một sà lan lớn với khoang chứa rác khoảng 250 tấn, có cần cẩu gắp; một tàu thu gom rác tự động với sải cánh thu gom rộng 12m chạy trên luồng chính và có hệ thống nén rác để tiết kiệm diện tích chứa; 2 máy gắp rác nhỏ có tính cơ động cao, do một người điều khiển, di chuyển rác và đưa về sà lan; một tàu kéo tàu chính.

Theo ông Lâm Tấn Kiệt - Giám đốc Xí nghiệp 1 (Công ty Cổ phần Công trình giao thông Sài Gòn), tổng giá trị hệ thống là 20 tỷ đồng, trong đó 2 máy gắp rác cơ động nhập khẩu toàn bộ từ Hoa Kỳ có giá 3,5 tỷ đồng mỗi chiếc; 3 thiết bị còn lại do đội ngũ kỹ sư Việt

Phương pháp vớt rác trên phù hợp với các sông, kênh rạch đô thị trên địa bàn, vớt được lượng rác lớn, trong đó có các loại rong, cỏ, lục bình và rác ven bờ.

Công suất của hệ thống có thể thu gom được đến hơn 40 tấn/1 ca làm việc (7 giờ) và có thể vớt được nhiều loại rác mà các phương pháp thủ công trước đây không thể làm được.

Hệ thống này sẽ được áp dụng ở các tuyến giao thông thuỷ tại thành phố. Khi hệ thống di chuyển trên tuyến nào sẽ tập trung vớt sạch rác trên đoạn sông đó và thực hiện cuốn chiếu trên toàn tuyến sông

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem