Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT TP.HCM Thái Quốc Dân nhận định, do một số địa phương chưa thực hiện sâu rộng công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung, phương pháp đo lường nghèo đa chiều dẫn đến sự phối hợp thực hiện chưa đồng bộ. Vẫn còn một số hộ nghèo có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Chương trình giảm nghèo, chưa chí thú làm ăn hoặc không muốn ra khỏi chương trình.
Một số hộ cận nghèo tuy đã vượt chuẩn (có thu nhập hơn 21 triệu đồng/người/năm) nhưng chưa thoát nghèo bền vững, vẫn cần có chính sách tiếp tục hỗ trợ như: Cho vay vốn, hỗ trợ việc làm… không để tái nghèo.
Dạy nghề làm bánh tráng cho thanh niên nhằm giảm nghèo ở khu vực nông thôn TP.HCM. Ảnh: Trần Thế
Đến nay, số hộ nghèo tại khu vực nông thôn TP chỉ còn 9.398/352.920 hộ (chiếm tỷ lệ 2,5% trên tổng hộ dân tại 5 huyện). “Tốc độ giảm nghèo tại các xã đều vượt chỉ tiêu TP đề ra. Hiện TP không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia nữa (từ 900.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực thành thị và 700.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực nông thôn - PV)”- ông Dân khẳng định.
Từ năm 2016 – 2018, TP.HCM thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 – 2020). Các cấp thành phố, huyện và xã đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế gắn với chính sách an sinh xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhằm giúp cho hộ nghèo có điều kiện sản xuất, kinh doanh có nguồn thu nhập ổn định; tổ chức quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 – 2020.
Ban chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM về Chương trình NTM cho biết, đến cuối năm 2018 thu nhập của người dân nông thôn TP ước đạt 54,7 triệu đồng triệu đồng/người/năm. Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững TP cho biết, đã phối hợp với các địa phương triển khai các chủ trương, chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, kết hợp cùng với Chương trình xây dựng NTM TP; tăng cường phát huy ý thức tự vươn lên thoát nghèo của đại bộ phận người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Cùng với đó, Ban chỉ đạo cũng đã hướng dẫn các địa phương tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để đào nghề, giải quyết việc làm, phát triển sản xuất từ Ngân hàng CSXH, Quỹ giảm nghèo, Quỹ quốc gia việc làm, Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.