Hóa thạch ngà voi được phát hiện ở Thiểm Tây, Trung Quốc.
Một nông dân Trung Quốc vừa phát hiện một hóa thạch ngà voi được tin là của con voi sống khoảng 10.000 năm trước, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin.
Nông dân Yin Faping nhìn thấy các mảnh ngà voi vào ngày 13.11 khi ông chuẩn bị đổ móng nhà ở huyện Hán Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Khi ghép lại với nhau, 13 mảnh hóa thạch tạo thành ngà voi dài khoảng 1 mét và nặng 4,8kg.
Các quan chức từ Trung tâm khảo sát địa chất Thiểm Tây đã được gọi đến. Họ nhận định hóa thạch có niên đại từ thời đồ đá mới – bắt đầu từ khoảng năm 10.200 trước Công Nguyên (TCN) và kéo dài đến khoảng 4.500 – 2000 TCN.
Chuyên gia nhận định cái ngà thuộc về con voi sống khoảng 10.000 năm trước
Đây là phát hiện về voi quan trọng thứ hai trong khu vực sau khi một hóa thạch răng sữa được tìm thấy cách đây hơn 30 năm.
Các nhà nghiên cứu nói rằng ngà voi có thể giúp hiểu thêm về lịch sử của địa phương.
Cơ quan di tích văn hoá của huyện hiện đang tạm giữ hóa thạch quý và đề nghị chuyển nó đến Bảo tàng Đại học Tây Bắc ở thành phố Tây An để phục vụ cho việc nghiên cứu.
Tờ giấy vô tình được phát hiện sau khi các nhà nghiên cứu nhìn thấy một khe hở trên bức tượng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.