Tên lửa Đông Phong-41 của Trung Quốc.
Tờ Daily Mail của Anh cho rằng, Trung Quốc đang thử nghiệm “bom hạt nhân muối” hủy diệt nhằm hiện thực hóa giấc mơ từ lâu của quốc gia này. Chương trình thử nghiệm do chính phủ Trung Quốc tài trợ khiến nhiều quốc gia lo ngại về vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Các chuyên gia vũ khí từng đánh giá bom hạt nhân muối là “vũ khí phi đạo đức” vì nó có sức sát thương khủng khiếp.
Mục tiêu của bom hạt nhân muối là đưa bụi phóng xạ bay xa nhất có thể chứ không phải tối đa hóa sức mạnh của một vụ nổ. Điều này sẽ gây ra các thảm họa nhân đạo lên người dân ở các khu vực cách đó hàng trăm cây số.
Các chuyên gia nhận định, bom hạt nhân muối có thể gây hại môi trường và khiến vùng đất hứng bom không thể sinh sống trong hàng chục năm. Bom hạt nhân muối là cách gọi hình tượng của việc “biến mặt đất thành muối”, ám chỉ rằng các vùng đất bị dính bom sẽ không thể canh tác hay sinh sống.
Bom hạt nhân loại này có thể gây hại cho môi trường nhiều hơn so với bom hạt nhân truyền thống từng ném xuống hai thành phố của Nhật Bản năm 1945. Để tăng được khả năng phun bụi phóng xạ ra xa, các nhà khoa học sẽ thêm các hợp chất isotope phóng xạ vào thiết bị. Kim loại nặng như vàng, cobalt, tantalum cũng có thể được sử dụng.
Ý tưởng bom hạt nhân muối lần đầu được nhà khoa học vật lý Mỹ gốc Hungary Leo Szilard đưa ra. Cùng với Albert Einstein, đây là những nhà khoa học thử nghiệm dự án Manhattan chế tạo vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Hiện tại, Trung Quốc đã sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-41 với tầm bắn 13.000 km. Cách đây vài tháng, các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố thử nghiệm thành công một loại bom hạt nhân cực mạnh, được cho là bom hạt nhân muối. Họ nói rằng vũ khí mới “đáp ứng nhu cầu phòng vệ quốc gia khi cần”.
Bản báo cáo Lầu Năm Góc mới công bố gần đây đề cập đến ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân của Nga và các chuyên gia...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.