Dân thắc mắc và lo lắngÔng Bùi Văn Phong, một người dân ngụ tại ấp Nhì, xã Mỹ Long Nam, cho biết: “Tôi thấy họ đốn hạ cây từ tháng 10 năm trước đến nay, khoảng 40.000m2 và nghe nói họ đào hồ để nuôi tôm…”.
Gốc cây bần bị đốn hạ có kích thước lớn.
Đến khu vực rừng bần phòng hộ bị đốn hạ, ngay từ ngoài bãi bồi ven biển, chúng tôi thấy 2 ghe lớn đang đậu, trong đó 1 ghe đã được chất đầy gỗ bần, đủ kích thước lớn nhỏ, ghe còn lại đang chực chờ để lấy gỗ. Để việc vận chuyển gỗ được dễ dàng, những người khai thác gỗ đã đào một con lạch lớn, rộng khoảng 10m, dài khoảng 1km.
Vào sâu bên trong, chúng tôi thấy thêm một ghe đang đậu và có 1 chòi để công nhân nghỉ ngơi. Xung quanh khu vực này, hàng nghìn cây gỗ bần đã bị đốn hạ nằm la liệt, có thân gỗ đường kính gần 1m. Thắc mắc tại sao không thấy công nhân mà những vết cưa cây còn mới? Người đưa đường nói: “Chắc họ biết có cơ quan nào đó đến tìm hiểu nên họ đi hết rồi”.
Sau khi đi khảo sát, chúng tôi gặp ông Võ Thành Tiếp - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban nhân dân ấp Nhì, xã Mỹ Long Nam. Ông Tiếp nói: “Người dân ở đây yêu quý rừng bần đó lắm vì nó giúp chắn sóng, không gây sạt lở và làm không khí trong lành, bảo vệ sức khỏe người dân và thu lợi rất lớn trong việc đánh bắt hải sản. Người dân thấy rừng bị đốn hạ không thương tiếc, rất bất bình nên báo cho tôi. Tôi cũng báo cáo về trên nhưng không thấy ai đến giải quyết”.
Tỉnh làm nên có nhiều cái khóĐược biết, trước đây Công an tỉnh Trà Vinh đưa lực lượng ra Cồn Nạng để trồng bần. Sau này, UBND tỉnh giao toàn bộ 300ha rừng đó lại cho Sở NNPTNT và Chi cục Kiểm lâm quản lý. Tuy nhiên, công an cũng mới xin lại 10ha, trong đó có diện tích ao nuôi tôm, đất trồng cây bần và UBND tỉnh đồng ý. Thông tin có người đang đốn hạ cây bần là nằm trong 10ha trên.
Theo Quyết định 691 ngày 17.4.2013 của UBND tỉnh Trà Vinh, rừng bần ở Cồn Nạng kém phát triển trên đất gò hóa, vì vậy phải đốn hạ để trồng cây đước nhằm tăng chức năng phòng hộ, có kết hợp với việc bảo vệ tuyến an ninh trên biển. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, địa điểm đang bị đốn hạ, cây bần vẫn đang phát triển rất tốt.
|
Một cán bộ ở Đồn Biên phòng Mỹ Long (huyện Cầu Ngang) thông tin, trước đây Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã từng làm đơn xin khu vực biên giới này làm khu vực phòng thủ. Tuy nhiên, đề nghị này đã không được chấp thuận.
Theo Quyết định 691 ngày 17.4.2013 của UBND tỉnh Trà Vinh thì rừng bần ở Cồn Nạng kém phát triển trên đất gò hóa, vì vậy đốn hạ để trồng cây đước nhằm tăng chức năng phòng hộ, có kết hợp với việc bảo vệ tuyến an ninh trên biển.
Theo đó, diện tích cải tạo là 10ha, trong đó trồng lại rừng đước 5ha, xây dựng bờ bao và đào kênh cấp nước cho rừng đước là 5ha. Sau khi bán cây, trừ tất cả chi phí khai thác, đơn vị nhận khoán quản lý, bảo vệ (Công an tỉnh Trà Vinh) sẽ được hưởng 60%, phần còn lại nộp cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, địa điểm đang bị đốn hạ, cây bần vẫn đang phát triển rất tốt.
Một cán bộ trong ngành kiểm lâm tỉnh Trà Vinh cho biết: “Việc đốn hạ rừng bần ở Cồn Nạng bên kiểm lâm có biết. Đúng ra là không đồng ý cho khai thác vì theo pháp luật thì họ sai toàn bộ bởi đây là rừng phòng hộ xung yếu, nếu khai thác thì phải tỉa thưa chứ không được khai thác trắng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đành chịu, còn dân không đồng tình”. Khi chúng tôi hỏi có ý kiến gì lên cấp trên không, cán bộ này nói: “Do trong tỉnh làm nên chưa có ý kiến gì ra ngoài vì cũng còn nhiều cái khó. Vấn đề này vẫn còn nhiều phức tạp”.
Huỳnh Xây (Huỳnh Xây)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.