Trại vải Đại Lai và thảm án Lệ Chi Viên

Nhà sử học Lê Văn Lan Thứ năm, ngày 31/01/2019 13:00 PM (GMT+7)
Ngày xưa, khi chưa có những làng vải, huyện vải như Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang), thì triền sông Đuống (Thiên Đức) chính là một miền đỏ rực và lúc lỉu những trái vải, cành vải...
Bình luận 0

Trại vải và hành cung bên sông Đuống

Lệ Chi - tên gọi văn vẻ của  quả vải, đến bây giờ vẫn thành và là địa danh cấp xã của một vùng tụ cư giàu truyền thống ở bên sông Đuống, trên đất huyện Gia Lâm (Hà Nội). Ở huyện Gia Bình (Bắc Ninh), trại vải Đại Lai cũng là một địa danh bên sông Đuống.

Đấy là những làng trồng cây vải, nằm trên tuyến đường huyết mạch, hai chiều đi và về, nối kinh đô Thăng Long xưa, và vùng ngã sáu chiến lược Lục Đầu Giang. Vậy là, những trái vải ở đây, từng đã tròn mắt nhìn đoàn chiến thuyền 400 chiếc của các hoàng tử Hoằng Châu, Chiêu Văn đời Lý rầm rộ rẽ sóng đến tập kết ở căn cứ Vạn Xuân, rồi đánh trận lớn Nham Biền, cả phía quân Tống xâm lược trên “phòng tuyến sông Cầu” năm 1077.

img

Đền Lệ Chi Viên ở thôn Đại Lai (xã Đại Lai, Gia Bình) hiện nay.  ảnh: F.B

Đến năm 1282, đủ các loại thuyền của hai vua Thánh Tông, Nhân Tông, cùng các vương hầu khanh tướng nhà 

Đã có vô vàn nguyên và cớ được nêu ra cho vụ thảm án này. Nhưng đúng đắn và đau xót nhất, có lẽ là nhận định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Đối với triều đình nhà Lê, lúc bấy giờ, sau khi bốn biển đã yên lặng (tức là: ở vào thời hậu chiến chống giặc Minh), Nguyễn Trãi nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá. Nguồn gốc sâu xa của thảm án vô cùng đau thương của Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc là ở đó”. 

Trần cũng đã lặng lẽ tránh sự dò xét của các gián điệp phương Bắc, lướt qua những gốc vải trên bờ mà tới căn cứ Bình Thanh, họp hội nghị quân sự, chuẩn bị cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống Mông - Nguyên xâm lược. Và đến thời các vua Thái Tổ - Thái Tông nhà Lê ở thế kỷ XV thì - đặc biệt là ở Đại Lai, Gia Bình - một tòa hành cung, với những lầu son gác tía, cung điện dinh thự, đã được xây dựng lộng lẫy dưới các tán lá chùm quả của trại vải, để vua quan, thị nữ và lính tráng nghỉ lại trên đường đi và về, tuần tra miền ngã sáu Lục Đầu Giang, nối thông ra tới vùng duyên hải cùng đảo biển mạn Đông đất nước.

Ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), nhà vua trẻ Lê Thái Tông rời Thăng Long, làm một cuộc tuần tra như thế.

Được đặt lên ngồi ngai Hoàng đế nước Đại Việt từ 9 năm trước, và từ năm 1433, lúc mới 11 tuổi, những năm đầu trị vì xã tắc của vua Lê Thái Tông, là thời gian của một cuộc khủng hoảng triều chính nghiêm trọng: Gian thần và quyền thần lộng hành, các bè đảng tranh chấp và tranh giành quyền lợi quyết liệt, những thủ đoạn hãm hại và trừng trị lẫn nhau hết sức thâm độc. Nhiều hiền tài và trung thần bị thất sủng, thậm chí lâm vào cảnh ngục tù, chết chóc. Thiên tài Nguyễn Trãi ở trong số đó. Buộc phải rời kinh thành, cụ đã về ở ẩn tại Côn Sơn, gần Chí Linh.

Vua Lê Thái Tông, đến tuổi trưởng thành, muốn chấn chỉnh tình hình khủng hoảng triều chính đó. Trước tiên là việc trọng dụng trở lại Nguyễn Trãi. Và điều này khiến các thế lực đen tối ở triều đình Thăng Long phải lo sợ.

Kiểm tra, xem xét, duyệt quân ở Chí Linh xong, vua Lê Thái Tông còn quyết định xa giá tới Côn Sơn, thăm lão thần Nguyễn Trãi! Cuộc gặp gỡ diễn ra chóng vánh, nhưng đầy ý nghĩa quan trọng.

Giọt lệ và nhánh đẹp

Ngày 4 tháng 8, vua Lê Thái Tông cùng tùy tùng về đến và nghỉ ở tòa hành cung ở trại vải Đại Lai. Chợt nửa đêm, tin dữ loan đi, từ tòa chính tẩm: Hoàng đế đã băng hà! Và truyền ngay về Hoàng cung Thăng Long. Rồi một mật lệnh cũng từ đấy ban ra: Các quan tùy giá phải giữ thật kín nhẹm việc chẳng lành, đưa thi hài nhà vua về nội cung.

img

Tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ ở Khu di tích Lệ Chi Viên.  ảnh: F.B

Đêm mùng 6 tháng 8, thi hài hoàng đế Lê Thái Tông được bí mật đưa về đến Thăng Long. Và chỉ đến khi ấy, mới có lệnh phát tang. Nhưng lệnh phát tang lại kèm một nghiêm lệnh khủng khiếp nữa: Bắt và giết chết ngay tất cả những người thuộc họ cha, mẹ và họ vợ nhà Nguyễn Trãi! Và thật kinh hoàng, chỉ trong vòng 10 ngày, án lệnh đã cấp tốc thi hành xong! Cả ba họ nhà Nguyễn Trãi không ai thoát chết, ngoại trừ duy nhất bà vợ thứ của Nguyễn Trãi là Phạm Thị Mẫn - đang có mang - trốn được! Hôm đó là ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (19.9.1442).

Cuộc bắt bớ, giết chóc còn tiếp tục loang rộng với chung một cớ chính: Nguyễn Trãi cùng người thiếp yêu là Nguyễn Thị Lộ - đương chức Lễ nghi Nữ học sĩ, chuyên trách việc quản lý và giáo huấn các cung nữ - đã âm mưu và thi hành việc giết vua ở trại vải Đại Lai! Trại vải Đại Lai, từ đó trở thành đầu mối và diễn trường của vụ thảm án tày trời nhưng lại có cái tên mỹ miều là: Lệ Chi Viên.

Và, những quả vải đỏ mọng, trắng trong, đẹp đẽ thơm tho vị chua ngọt lại có hình thon nhọn như giọt nước mắt, từ đấy cũng được mang cái tên Lệ Chi với hai nghĩa là giọt lệ và nhánh đẹp. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem