Trạng nguyên Dương Phúc Tư và ngôi mộ thiên táng của họ Dương
Trạng nguyên Dương Phúc Tư và ngôi mộ thiên táng của họ Dương
Thứ năm, ngày 19/05/2022 22:47 PM (GMT+7)
Dương Phúc Tư lớn lên trong cảnh đất nước loạn lạc, triều đình tha hóa, nên dẫu thi đỗ trạng nguyên nhưng không thỏa được chí lớn với đời. Ông không không có cơ hội thi triển cái tài tăng của mình..
Tháng 8 âm lịch năm 1470, vua Chiêm Thành là Trà Toàn thống lĩnh 10 vạn quân thủy bộ đánh úp châu Hóa của Đại Việt. Trấn thủ châu Hóa là Phạm Văn Hiển không thể địch nổi phải cho rút hết cả quân và dân vào thành, rồi cấp báo về Triều đình.
Nhận tin báo, vua Lê Thánh Tông cấp tốc chuẩn bị 26 vạn quân tiến đánh Chiêm Thành, trong đội quân vua Lê có vị tướng tài là Hoàn Nguyên, sống rất nhân nghĩa.
Lần tiến quân này, Đại Việt thắng lớn, tiến thẳng vào Chiêm Thành bắt được vua Chiêm là Trà Toàn. Tuy nhiên tướng quân Hoàn Nguyên bị tử trận, thi hài được đưa về quê nhà.
Giai thoại kể rằng, trên đường đi, khi qua vườn Hồng ở làng Lạc Đạo thì đoàn đưa thi hài nghỉ ngơi, đến sáng hôm sau mọi người nhìn thấy kiến đã vùi toàn bộ áo quan. Người ta cho rằng đây điềm lành “thiên táng”, thế là mọi người cùng an táng tướng Hoàng Nguyên ngay tại vị trí đó. Người nhà cũng xin được cấp đất ở làng Lạc Đạo gần mộ cụ để có điều kiện dựng nhà chăm sóc cho ngôi mộ.
Con tướng quân Hoàn Nguyên là Giảng dụ Nghĩa Yêm là người hay chữ, đi thi Hương đậu qua tứ trường tức Hương cống (tương đương cử nhân ngày nay). Tuy nhiên ông lại không dự kỳ thi Hội mà chỉ thích dạy học bởi đó vốn là ước mơ từ nhỏ của ông. Vậy nên ông nhận chức quan Giảng dụ.
Trạng nguyên Dương Phúc Tư
Giảng dụ Nghĩa Yêm có cậu con trai là Dương Phúc Tư rất thông minh lại chăm chỉ đèn sách. Dù đã sớm có tài, nhưng gặp thời nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, Dương Phúc Tư cứ đắn đo mãi không muốn đi thi làm quan cho nhà Mạc.
Mãi đến khoa thi năm 1547 đời Mạc Phúc Tông, ông mới đăng ký dự thi khi đã 43 tuổi. Kết quả ông đỗ đầu tức Trạng nguyên, ngoài ra họ Dương còn có 4 người đỗ khoa thi này là Dương Phúc Tư, Dương Trí Tri, Dương Đôn Cương, Dương Văn An.
Theo các nhà nghiên cứu thì khoa thi này có chất lượng tốt nhất, nêu được những vấn đề cần giải quyết của đất nước lúc bấy giờ. Hội đồng chấm thi đều là những Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa khoa thi trước. Họ phê vào bài văn sách của Dương Phúc Tư là: “Điều đối thiết yếu, chân đại thủ bút, sĩ vị chân nho, xuất thế đạo hành” (Có nghĩa là: điều trả lời thật là thiết yếu, đây là cây bút lớn, là vị chân nho đã xuất thế để hành đạo).
Đỗ Trạng nguyên, Dương Phúc Tư làm quan dần đến chức Binh bộ Thượng thư, được vua phong Tử Khanh Thiếu Bảo, Dương tướng công. Nhưng thời kỳ này xảy ra chiến tranh liên miên giữa các phe phái, triều thần lũng đoạn, “Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi”. Vì thế Dương Phúc Tư quyết định từ quan về quê dạy học.
Dương Phúc Tư mất năm 1563 thọ 59 tuổi. Lớp lớp con cháu họ Dương ở làng Lạc Đào đều kế thừa đạo học của ông. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 có nhiều người thi đỗ, trong đó có nhiều người đỗ đại khoa tiến sĩ như Dương Thuần, Dương Hoàng, Dương Khuông, Dương Hạo, Dương Lệ, Dương Công Thụ, Dương Khiêm, Dương Sử, Dương Đôn, Dương Hiệu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.