Tham dự buổi lễ có Trung úy Trần Ngọc Tuấn – Nguyên chính trị viên tàu không số C43B cùng với đông đảo cán bộ và người dân địa phương.
Đại diện Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi trao bằng xếp hạng cho lãnh đạo xã Phổ Khánh
Rạng sáng ngày 1.3.1968, tàu không số C43B chở vũ khí chi viện cho chiến trường khu 5 chuẩn bị cập bến ở bờ biển xã Phổ An (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) thì bị 4 tàu địch phát hiện nên phải chạy về phía nam đến bãi biển thôn Quy Thiện, xã Phổ Khánh. Ngay sau đó, địch điều động thêm 10 tàu cao tốc và 3 máy bay trực thăng ồ ạt tấn công tàu không số. Trên tàu lúc này có 17 cán bộ, chiến sỹ anh dũng đánh trả quân địch, bắn rơi 3 máy bay, chìm 1 chiếc tàu chiến và gây hư hại 2 chiếc khác.
Tàu không số C43B cũng bị hư hại nặng, 3 chiến sỹ hy sinh nên cán bộ, chiến sỹ đặt thuốc nổ hẹn giờ phá hủy tàu trước khi bơi vào bờ. Vừa đặt chân lên bờ thì bị quân địch truy sát nhưng cán bộ, chiến sỹ trên tàu được cán bộ cùng người dân địa phương nuôi dưỡng, che giấu, băng bó vết thương và đưa đến bệnh xá Đức Phổ vào 1 tuần sau đó. Bác sỹ Đặng Thùy Trâm và nhân viên y tế ở bệnh xá tận tình điều trị và chăm sóc nên sức khỏe của họ dần hồi phục. Sau hơn 1 tháng điều trị, cán bộ, chiến sỹ tàu C43B vượt đường Trường Sơn để trở ra Bắc nhận nhiệm vụ mới.
Trước đó, vào sáng ngày 22.11, đại diện Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cũng đã trao bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với điểm cập bến tàu không số cho lãnh đạo xã Phổ An (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.