Triển khai hàng chục chương trình nghiên cứu KHCN nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng vào nông nghiệp
Triển khai hàng chục chương trình nghiên cứu KHCN nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng vào nông nghiệp
PV
Chủ nhật, ngày 20/12/2020 16:28 PM (GMT+7)
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong năm 2020, lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN), nhất là công nghệ cao được chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp
Theo đó, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai Kế hoạch số 1057-KH/BCSĐ ngày 27/5/2020 của Ban cán sự đảng Bộ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030.
Mặt khác, thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để nghiên cứu, ứng dụng KHCN tạo các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ở ba trục sản phẩm, từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như tôm, cá tra. Tổ chức thực hiện Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 về Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu, lựa chọn tạo giống cây trồng, chủ yếu là cây ăn quả, lúa; nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL.
Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ và ứng dụng KHCN trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, thông tin, viễn thông, viễn thám; nâng cao năng lực hệ thống quản lý nghiên cứu, chọn tạo sản xuất giống cây trồng vật nuôi. Trong năm 2020 đã có 10 giống cây trồng, vật nuôi và 20 TBKT, quy trình công nghệ, giải pháp hữu ích được công nhận và chuyển giao ra sản xuất.
Thực hiện nhiệm vụ năm 2020 trong Khung chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (các sản phẩm chủ lực) giai đoạn 2018 - 2025.
Trong đó, về lúa gạo, đưa vào nhân rộng phát triển 18 giống lúa chất lượng cao cho các tỉnh phía Nam cùng với các gói kỹ thuật tiên tiến, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất từ 17,5-36,9%. Về nấm ăn, nấm dược liệu, đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp 12 giống nấm mới, giúp nâng cao hiệu suất lao động tới 215%, giảm tỷ lệ hư hỏng dưới 10%, năng suất nấm tăng 24,69%... Về cà phê, đưa ra phát triển sản xuất 13 giống cà phê vối, 4 giống cà phê chè chất lượng cao, áp dụng gói kỹ thuật GAP/BAP, trồng xen và theo hướng cơ giới hóa, tăng hiệu quả kinh tế từ 10 - 30%. Hoàn thiện công nghệ sơ chế và chế biến, nâng cao giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao.
Trong năm 2020, Bộ NNPTNT cũng tiếp tục triển khai thực hiện 137 đề tài KHCN, 13 đề tài trọng điểm, 51 đề tài tiềm năng cấp Bộ, dự kiến bổ sung 08 đề tài KHCN cấp bách phục vụ sản xuất; các nhiệm vụ KHCN tập trung vào giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ với sự tham gia của doanh nghiệp.
Đồng thời, phê duyệt danh mục nhiệm vụ KHCN nghiên cứu phục tráng và phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đặc sản địa phương thực hiện từ 2020 với 06 nhiệm vụ. Chỉ đạo hoàn thành xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ công tác quản lý, giám sát chất lượng vật tư và sản phẩm ngành. Năm 2020, ban hành, công bố 03 QCVN, 70 TCVN; lũy kế đến nay có 1.124 TCVN và 222 QCVN; trong đó có 611 TCVN và 83 QCVN phục vụ kiểm tra chuyên ngành.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong năm 2020, đối với Chương trình công nghệ sinh học, triển khai 43 nhiệm vụ đảm bảo đúng mục tiêu để năm 2020 kết thúc Chương trình. Có các giống được công nhận: 2 giống lúa, 2 giống lạc, 3 giống đậu tương, 1 giống khoai tây, 1 giống cà chua lai F1 và 02 giống hoa lan hồ điệp; 06 dòng ngô biến đổi gen chịu hạn; 04 dòng keo tam bội; 40 dòng bạch đàn lai UP chuyển gen EcHB1 sinh sợi gỗ dài, 2 dòng xoan ta chuyển gen GA20, GA21 sinh trưởng nhanh…
Chương trình nông nghiệp ứng dụng CNC, triển khai 18 nhiệm vụ KHCN, đã có 7 tiến bộ kỹ thuật mới có giá trị cao được áp dụng. Năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập 2 khu nông nghiệp ứng dụng CNC; các địa phương công nhận 11 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC. Đến nay, có 53 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC (26 DN do Bộ công nhận), tăng 11 doanh nghiệp so với năm 2019.
Tiếp tục thực hiện Chương trình cho vay theo Nghị quyết 30/NQ-CP (Gói tín dụng 100.000 tỷ đồng); đến nay, doanh số cho vay lũy kế đạt khoảng 66.560 tỷ đồng, dư nợ khoảng 27.500 tỷ đồngvới hơn 13.400 khách hàng còn dư nợ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.