Triển khai Nghị quyết 36 - NQ/TW: Xây dựng nền kinh tế biển xanh

  Danh Hùng Thứ bảy, ngày 27/07/2019 06:00 AM (GMT+7)
Thế kỷ 21 được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đại dương - biển, thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp để đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh vào năm 2045, trong đó nổi bật là Nghị quyết số 36-NQ/TW.
Bình luận 0

2030 Việt Nam sẽ thành quốc gia biển mạnh

Nghị quyết số 36-NQ/TW (về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) được Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII thông qua ngày 22/10/2018. Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, đạt được cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển, hình thành văn hóa sinh thái biển, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực... Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển. 

img

Phát triển kinh tế biển chính là một trong những cách thực hiện tốt nhất Nghị quyết 36-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng.  Ảnh: I.T

Theo TS Tạ Đình Thi - Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, để thực hiện tốt các mục tiêu Nghị quyết số 36-NQ/TW, phát triển kinh tế biển phải gắn liền với bảo vệ môi trường biển, các cấp, các ngành sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các thể chế, chính sách pháp luật về quản lý nhà nước về biển, đảo; kiện toàn tổ chức nhằm hiện thực hóa nguyên tắc quản lý tổng hợp và thống nhất về mặt nhà nước đối với biển, đảo đã đề ra. Thực hiện tốt việc quy hoạch không gian biển để quản lý liên ngành, liên vùng đối với các vùng biển, đảo và vùng ven biển, nhằm bảo đảm tính liên kết trong phát triển kinh tế ngay từ giai đoạn sớm của quá trình phát triển.

Nền “kinh tế biển xanh”

Chính phủ đã giao Bộ TNMT chủ trì xây dựng dự thảo Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW. Thứ trưởng Bộ TNMT Trần Quý Kiên cho biết: Trong những năm qua, kinh tế biển của Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể song vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, thách thức. Việc phát triển kinh tế biển ở một số nơi, một số khu vực đã gây ra ô nhiễm môi trường khu vực biển ven bờ; ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, biển xâm thực còn nhiều hạn chế, bất cập...

Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho rằng các nguồn tài nguyên của đại dương được khai thác và sử dụng bền vững nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế đồng thời bảo tồn sức khoẻ của các hệ sinh thái biển, đại dương.

 Để khai thác hiệu quả các cơ hội mà biển đem lại, đồng thời giảm thiểu thách thức và nguy cơ đối với tài nguyên và môi trường biển, Việt Nam cần chủ động xây dựng một nền kinh tế biển xanh. Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho rằng các nguồn tài nguyên của đại dương được khai thác và sử dụng bền vững nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế đồng thời bảo tồn sức khoẻ của các hệ sinh thái biển, đại dương.

“Nghị quyết số 36-NQ/TW đã đưa ra một chiến lược tổng thể, toàn diện, là nền tảng cho việc phát triển kinh tế biển, quản lý biển, hải đảo của nước ta trong các giai đoạn tiếp theo với những khâu đột phá hết sức quan trọng và các nhiệm vụ, giải pháp vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra” -  Thứ trưởng Trần Quý Kiên khẳng định.

Để đạt được mục tiêu đó, ông Kiên cho rằng phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến mọi tầng lớp người dân về vị thế, vai trò và tiềm năng của biển; về chủ quyền, các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông, cũng như chủ quyền của Việt Nam đối với các nguồn tài nguyên và nghĩa vụ bảo vệ môi trường; xây dựng và quảng bá “Thương hiệu biển Việt Nam”; chủ động nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đến vùng ven biển, biển và hải đảo, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và giảm đến mức thấp nhất các tác động do biến đổi khí hậu gây ra.

Đồng thời, tăng cường năng lực giám sát, quan trắc, kéo giảm và xử lý các thảm họa thiên tai, sự cố môi trường biển, ven biển và hải đảo ở nước ta một cách chủ động và hiệu quả.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem