Triều đại nhiều Hoàng đế kỳ lạ nhất Trung Quốc: Mỗi vị lại khiến hậu thế rùng mình

Thứ hai, ngày 13/12/2021 12:32 PM (GMT+7)
Nhà Tấn được xem là triều đại sản sinh ra nhiều vị Hoàng đế kỳ lạ nhất lịch sử Trung Hoa.
Bình luận 0

Với chế độ phong kiến tồn tại suốt mấy nghìn năm, chuyện Trung Quốc từng xuất hiện vô vàn Hoàng đế kỳ lạ là chuyện khá dễ hiểu. Tuy nhiên nếu nói triều đại nào có nhiều Hoàng đế không giống ai nhất ra đời thì chắc chắn đó chính là nhà Tấn.

Triều đại nhiều Hoàng đế kỳ lạ nhất Trung Quốc: Mỗi vị vua đều có câu chuyện riêng khiến hậu thế tặc lưỡi rùng mình - Ảnh 1.

Nhà Tấn là triều đại thống nhất đầu tiên sau nhà Tần và nhà Hán. Ảnh: Sohu

Nhà Tấn là triều đại thống nhất đầu tiên sau nhà Tần và nhà Hán. Tồn tại hơn 150 năm, nhà Tấn có tổng cộng 15 vị Hoàng đế chính thức, do Tư Mã Ý, Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu là Hoàng đế được truy tôn.

Trong 15 Hoàng đế trên, trừ Tư Mã Viêm là Hoàng đế khai quốc được xem như khá bình thường, còn lại thì nhà Tấn có đến 3 Hoàng đế bị hạ độc chết, hai người bị trùm chăn ngạt thở đến chết, bốn người chết không minh bạch. Ngoài ra còn còn có cả Hoàng đế bù nhìn, Hoàng đế khù khờ và nhiều trường hợp khó ai ngờ tới.

Ba vị Hoàng đế bị hạ độc chết là Huệ đế Tư Mã Trung và Hoài đế Tư Mã Xí, hai Hoàng đế liên tiếp bị hạ độc chết cũng đủ để thấy làm quân chủ trong thời đại này nguy hiểm đến mức nào. Người còn lại bị đầu độc là Ai đế Tư Mã Phi, do ám ảnh với việc được trường sinh bất lão nên Tư Mã Phi bị pháp sư nhân cơ hội đầu độc rồi dần ngã bệnh và qua đời.

Riêng Tư Mã Trung được hậu thế nhận định là có trí tuệ kém cỏi, nói hơi nặng nề thì chính là khù khờ, không được thông minh. Suốt mười mấy năm ngồi trên ngai vàng, ông hoàn toàn không có thực quyền trong tay mà luôn bị các thế lực khác kiểm soát và nhiếp chính. Việc Vũ đế Tư Mã Viêm để Tư Mã Trung lên ngôi chính là sai lầm to lớn nhất khiến cơ nghiệp nhà Tấn dần lụi tàn và đi đến con dường diệt vong.

Ngoài Tư Mã Trung, Tư Mã Đức Tông hay còn gọi là An đế của nhà Tấn cũng bị khuyết tật về mặt trí tuệ. Do thiểu năng nên tuy được chọn làm vua nhưng Tư Mã Đức Tông cư xử chẳng khác gì một đứa trẻ và thực quyền trong thời gian ông trị vì đều nằm trong tay Tư Mã Đạo Tử.

Hai Hoàng đế bị trùm chăn ngạt thở cho đến chết lần lượt là Văn đế Tư Mã Diệu và Cung đế Tư Mã Đức Văn. Nguyên do Tư Mã Diệu bị trùm chăn đến chết luôn là vấn đề khiến hậu thế mỗi khi nhắc đến phải tặc lưỡi rùng mình. Theo đó khi đã có tuổi Vũ đế sủng ái một người thiếp gọi là Trương mỹ nhân.

Trong một lần vui đùa, Vũ đế đã bảo Trương mỹ nhân rằng tuổi tác của bà đã lớn nên ông cần một người thiếp trẻ hơn. Điều này đã khiến Trương mỹ nhân ghim thù và cùng đêm hôm ấy, bà mua chuộc hoạn quan, sắp xếp tình hình và lệnh cho nô tì trùm chăn khiến Vũ đế ngạt thở đến chết.

Người còn lại bị trùm chăn đến chết là Cung đế Tư Mã Đức Văn, ban đầu Lưu Dụ yêu cầu ông tự sát bằng thuốc độc nhưng Cung đế từ chối. Sau đó lính của Lưu Dụ đã dùng chăn trùm lên mặt và khiến Cung đế ngạt thở rồi chết.

Nhà Tấn cũng khiến hậu thế khó hiểu vì có khá nhiều hoàng đế chết ở độ tuổi còn rất trẻ, điển hình như 4 vị Minh đế Tư Mã Thiệu, Thành đế Tư Mã Diễn, Khang đế Tư Mã Nhạc, Mục đế Tư Mã Đam, người sau đều chết sớm hơn người trước.

Kinh khủng nhất hẳn phải kể đến Mục đế, tuy mang tiếng trị vì 17 năm nhưng thực tế Tư Mã Đam đăng cơ lúc 1 tuổi, quyền lực hoàn toàn nằm trong tay Thái hậu và kết quả là ông qua đời khi chỉ mới 18 tuổi. Điều đặc biệt là sử sách đều không ghi chép chính xác lí do 4 hoàng đế trên qua đời.

Ngoài ra nhà Tấn còn có các Hoàng đế bù nhìn như Nguyên đế Tư Mã Duệ, Giản Văn đế Tư Mã Dục hay các hoàng đế từng làm tù binh như Tư Mã Xí, Tư Mã Nghiệp. Có thể thấy, làm bậc cửu ngũ chí tôn thời nhà Tấn tồn tại rất nhiều điều hiểm nguy khó lường.

PV (Theo Pháp luật và Bạn đọc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem