Một vụ thử vũ khí hạt nhân. Ảnh minh họa.
Theo Daily Star, Triều Tiên đã khiến cả thế giới chú ý sau khi tuyên bố thử bom nhiệt hạch thành công vào ngày 3.9. Quả bom được cho là có sức công phá lên tới 140 kiloton, vượt xa so với dự đoán ban đầu.
Kết hợp với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), đòn tấn công bằng vũ khí nhiệt hạch của Triều Tiên có thể tàn phá cả một thành phố hoặc vô hiệu hóa mạng lưới điện ở Mỹ.
Cho đến nay, Triều Tiên mới thử vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo một cách độc lập. Nước này cũng chỉ giới hạn kích nổ bom hạt nhân dưới lòng đất, phóng tên lửa bay tới độ cao đáng kể và rơi xuống vùng biển cách bán đảo Triều Tiên không xa.
Nhưng theo các chuyên gia, nếu muốn chứng minh khả năng làm chủ công nghệ hạt nhân, Triều Tiên sớm muộn cũng sẽ phải công khai thử bom hạt nhân trên mặt đất hoặc phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Đám mây hình nấm sau vụ thử tên lửa hạt nhân của Mỹ năm 1962.
James Acton, đồng Giám đốc Chương trình Chính sách Hạt nhân của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie tại Mỹ nói: “Đó là cách hiệu quả nhất để Triều Tiên chứng minh năng lực hạt nhân. Nhưng tôi hy vọng họ sẽ không làm như vậy”.
Cho đến nay, chỉ có số ít vũ khí hạt nhân được kích hoạt trên mặt đất, chủ yếu là do Mỹ và Nga thử nghiệm thời Liên Xô. Bom nhiệt hạch hiện là loại vũ khí hủy diệt mạnh nhất mà con người từng thử nghiệm.
Năm 1962, Mỹ lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất phóng thử tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân mạnh 600 kiloton. Đám mây hình nấm khổng lồ có thể được nhìn thấy bằng mắt thường từ cách xa hàng trăm km.
Jefffey Lewis, Giám đốc chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân ở khu vực Đông Á cảnh báo, mối đe dọa sẽ càng lớn hơn nếu tên lửa hạt nhân Triều Tiên gặp trục trặc.
“Một vụ phóng tên lửa hạt nhân thất bại là kịch bản đáng sợ mà không ai muốn nghĩ đến”, ông Lewis nói.
Liên minh Mỹ-Hàn Quốc đang đứng trước thử thách lớn, trong bối cảnh Triều Tiên phô trương sức mạnh hủy diệt các thành...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.