Triệu Vân, tên tự là Tử Long, người vùng Thường Sơn, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán.
Triệu Vân sinh tại huyện Chân Định, thuộc quận Thường Sơn, hiện nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc). Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược.
Tam Quốc diễn nghĩa có ghi rằng ông "cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt".
Triệu Tử Long - Chiến binh vĩ đại trong thời Tam Quốc có thực là gái giả trai? Ảnh minh họa.
Triệu Vân được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường.
Thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường. Chính Triệu Vân đã dám đứng ra can gián Lưu Bị tiến đánh Đông Ngô để trả thù bằng những lý do sáng suốt.
Từ một di chỉ khảo cổ lạ lùng
Vào cuối năm 1999, một đội khảo cổ của chính phủ Trung Quốc đã khai quật mộ của Lưu Bị đã phát hiện một số lượng lớn các văn vật cuối đời nhà Hán.
Trong số những văn vật này, điều khiến người ta kinh ngạc nhất chính là những ghi chép của hoàng đế Lưu Bị. Từ những ghi chép này người ta đã khám phá ra một bí mật suốt 2000 năm nay vẫn chưa được biết đến. Đó là danh tướng Tam Quốc Triệu Vân thực chất là… gái giả trai.
Triệu Vân là gái hay trai? Đến nay vẫn nằm trong vòng bí mật, khi không có những bằng chứng cụ thể. Thế nhưng điều này buộc người ta phải suy nghĩ và tìm hiểu lại đối với những sự việc đã diễn ra.
Triệu Vân đẹp trai khác thường
Triệu Tử Long - Chiến binh vĩ đại trong thời Tam Quốc có thực là gái giả trai? Ảnh minh họa.
Triệu Vân ngoài 20 tuổi đã bắt đầu theo Lưu Bị chinh chiến sa trường. Tuy nhiên, trong suốt 18 năm nhưng Triệu Vân luôn “trẻ trung đẹp đẽ, mặt trắng, không râu ria xồm xoàm như những nam nhân khác”.
Điều này có phần khác lạ so với một người đàn ông hay một vị tướng uy vũ bất kỳ thời đó.
Triệu Vân không có ý định muốn kết hôn
Khi được giao giữ chức Thái thú quận Quế Dương thay hàng tướng Triệu Phạm. Phạm có người chị dâu ở góa 3 năm, rất xinh đẹp, muốn gả cho Triệu Vân, song Vân kiên quyết cự tuyệt, khiến Triệu Phạm trở mặt với Lưu Bị, còn vị phu nhân kia thì xấu hổ vô cùng.
Triệu Vân luôn ở vị trí "nằm ở giữa"
Ở đây chúng ta cũng có thể thấy Triệu Vân "ở giữa" trong “ngũ hổ tướng” nhà Thục Hán, là “mệnh thổ”, còn 4 vị trí xung quanh (4 vị tướng) tương ứng với Thuỷ – Mộc – Hoả – Kim.
Mà thổ là đất, tượng trưng cho ‘mẹ’, chỉ những thứ sinh sôi nảy nở đều từ nơi này ra. Là ‘trung tâm’ (như Trái Đất vậy) không phải là Mặt trời (dương, đại biểu cho nam nhi).
Và ngũ hành tương sinh thì Hoả sinh Thổ, như mặt trời chiếu rọi xuống cho cỏ cây hoa lá sinh sôi nảy nở từ mặt đất. Với Mặt trời là “trời tròn”, còn mặt đất là “đất vuông” (như sự tích bánh chưng bánh dày của người Việt vậy).
Nếu Triệu Vân giả gái là thật thì cũng không có gì quá bất thường
Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, nếu giả thuyết thú vị về thân thế Triệu Vân được chứng thực, thì danh tướng này có thể được so sánh với Thánh nữ Jeanne d’Arc – anh hùng dân tộc Pháp.
Và đó cũng không phải là trường hợp “nữ giả trai” duy nhất trong lịch sử. Trong lịch sử Trung Quốc có Chung Ly Xuân là phận nữ nhưng thích đóng giả trai để đi học võ luyện kiếm như đàn ông, đã từng tới hỏi học binh pháp ở thầy Quỷ Cốc Tử rồi sau này đi theo bảo vệ cho Tôn Tẫn.
Cô cũng đã từng cứu mạng vua nước Tề khi bị thích khách là cao thủ võ lâm tới ám hại và đặc biệt là luôn “một lòng” với Tôn Tẫn.
Nếu đây là sự thật, thì sẽ là một trong những giai thoại nổi tiếng nhất của thời Tam Quốc nói riêng và lịch sử Trung Hoa nói chung cho tới ngày nay khiến nhiều người phải cảm thán…
H.T.H.T (Khoevadep)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.