Trình tự, thủ tục cấp chứng thư số chuyên dùng Chính phủ

Thủy Lê Thứ năm, ngày 16/12/2021 12:17 PM (GMT+7)
Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử. Vậy theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP, những điều kiện và trình tự cấp mới chứng thư số chuyên dùng Chính phủ do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp cho cá nhân, tổ chức là gì?
Bình luận 0
Trình tự, thủ tục cấp chứng thư số chuyên dùng Chính phủ - Ảnh 1.

Theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 về quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước nếu áp dụng chữ ký số thì sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp. Cụ thể là Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin, thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp.

Để tham gia vào môi trường số nói chung và Chính phủ điện tử nói riêng, mỗi cơ quan, đơn vị cần có chứng thứ số để cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ của thuê bao cấp mới thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm. Đối với chứng thư số gia hạn, thời hạn có hiệu lực được gia hạn tối đa là 03 năm.

Điều kiện cấp mới chứng thư số chuyên dùng Chính phủ

Đối với cá nhân, để cấp mới chứng thư số, cá nhân phải là cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước có nhu cầu giao dịch điện tử. Đồng thời, có văn bản đề nghị của cá nhân và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.

Đối với người người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước có nhu cầu giao dịch điện tử. Để cấp mới chứng thư số phải có văn bản đề nghị và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.

Đối với các cơ quan, tổ chức, đây phải là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân mới được cấp mới chứng thư số. Cơ quan, tổ chức phải có quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Ngoài ra, phải có văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.

Đối với thiết bị, dịch vụ và phần mềm, thì thiết bị, dịch vụ và phần mềm này phải thuộc sở hữu, quản lý của cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân. Người quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ và phần mềm phải là người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu. Đồng thời, phải có văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.

Trình tự, thủ tục cấp chứng thư số chuyên dùng Chính phủ - Ảnh 2.

Trình tự, thủ tục cấp chứng thư số chuyên dùng cho Chính phủ

Với chứng thư số cho cá nhân, cá nhân phải có văn bản đề nghị cấp chứng thư số theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Nghị định này và gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Chứng thư số cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước.

Đối với người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước phải có văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định này gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.

Với chứng thư số cho cơ quan, tổ chức thì văn bản đề nghị cấp chứng thư số cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định này gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.

Còn với chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm phải có văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc , kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tổ chức tạo cặp khóa, tạo chứng thư số, bảo đảm thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao. Thông báo thời gian, địa điểm tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao.

Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao có trách nhiệm tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật từ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Sau khi bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm công bố chứng thư số của thuê bao trên trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Chứng thư số của thuê bao có hiệu lực kể từ thời điểm được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ công bố.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem