Trở lại thành phố "ma" sau 5 năm sóng thần

Thứ ba, ngày 07/06/2016 14:00 PM (GMT+7)
Trong bộ ảnh "Dấu chân trở về", hai nhiếp ảnh gia người Pháp là Carlos Ayesta và Guillaume Bression đã mời vài người Nhật tị nạn trở về thành phố Fukushima, nơi họ từng sinh sống.
Bình luận 0

Bộ ảnh của hai nhiếp ảnh gia người Pháp về thành phố hoang tàn Fukushima ở Nhật, nơi từng xảy ra thảm họa động đất sóng thần đáng sợ vào năm 2011, được đăng tải trên boredpanda đã gây ấn tượng, thậm chí là “ám ảnh” người xem.

img

Kanoko Sato đang đứng trong một phòng thể dục của một trường học bị tàn phá bởi sóng thần tại quận Ukedo. "Nếu như không có dự án này, tôi có lẽ sẽ không bao giờ được tận mắt chứng kiến khu vực cấm này. Dù tôi sống ở Koriyama rất gần nơi đây, tôi đã không hề biết nó đã bị phá hủy khủng khiếp như vậy cho đến ngày hôm nay".

Đây là một quá trình dài tận 4 năm ròng với những lần trinh thám, dò tìm và lách qua khỏi vòng ngăn của bộ máy hành chính. Những gì họ tìm thấy là một thế giới mà không ai có thể nhận ra, nhưng đồng thời lại là một câu chuyện đầy tính nhân văn, gợi nhớ đến bài thơ nổi tiếng của Auden "Musée des Beaux Arts".

Hai nhiếp ảnh gia chia sẻ: "Chúng tôi đã mời những cư dân cũ, thậm chí là những người chủ cũ của nhà đất ở  Fukushima, đi cùng chúng tôi đến khu vực cấm này, mở cánh cửa đến những nơi đã từng thân thuộc với họ. Đứng trước ống kính, họ được yêu cầu phải diễn tả như chưa hề có gì xảy ra. Ý tưởng đằng sau những bức ảnh kì lạ này chính là muốn kết hợp giữa những gì rất đỗi tầm thường và những thứ không tưởng. Sự thật về thảm họa hạt nhân chấn động lịch sử đã đem đến sự hợp lý hoàn hảo cho những thước phim".

img

Rieko Matsumotoest đang đứng trong một cửa hiệu giặt là ở Namie. Cô là một chuyên gia dinh dưỡng và một cố vấn. "Vào ngảy xảy ra động đất, tôi đang làm việc với một khách hàng Philippine mới đến Nhật lần đầu tiên. Khi cô ấy chuẩn bị cởi quần áo cho tôi thăm khám thì mặt đất bắt đầu rung chuyển. Cô ấy vẫn nói chuyện với tôi bằng tiếng Nhật cho tới khoảnh khắc đó, đột nhiên cô ấy la hét bằng tiếng Anh.

img

Shigeko Watanabe điều hành một công ty in ấn tại thành phố trung tâm của Namie. Cô ấy sẽ không bao giờ mở lại việc kinh doanh này. "Cá nhân tôi cảm thấy việc khử độc là hoàn toàn vô nghĩa vì dù gì đi nữa cũng chẳng có ai quay trở lại đây sinh sống. Chỉ có đàn ông nói họ sẽ trở về nhưng phụ nữ chúng tôi mạnh mẽ hơn, đối mặt với sự thật và tiếp tục hướng về phía trước. Chính quyền cố thúc đẩy quá trình tái định cư, nhưng đối với tôi,  Namie đã hoàn toàn bị hủy diệt.

img

Katsuyuki Yashima đang ngồi trong chính xưởng làm việc của mình. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, ông và vợ mình đang có 15 công nhân. Ông sẽ không mở lại công ty của mình, và ông cũng không nghĩ mình sẽ về sinh sống ở Namie dù cho sau đó thành phố có được mở cửa trở lại. "Tôi sẽ không trở về vì tôi không thể khởi động lại việc kinh doanh của mình. Trong vòng 10 năm, Namie trở thành một thành phố hoang. Theo một khảo sát, chỉ có 20% cư dân của Namie muốn quay về. Năm tháng trôi qua, mọi người sẽ xây dựng cuộc sống mới ở nơi khác, và cuối cùng, sẽ chẳng có ai trở lại.". Katsuyuki Yashima hiện đang sinh sống ở thành phố Iwaki, nơi có mức phóng xạ rất thấp.

img

Yasushi Ishizuka đang ngồi trong một phòng chơi game ở thành phố Tomioka. Tòa nhà bị ảnh hưởng nặng sau trận sóng thần và bỏ hoang từ đó đến nay

img

img

img

Setsuro Ito là một bác sĩ thú y. Ông chăm sóc thú vật, đặc biệt là những con bò sống trong khu vực cấm. Trong bức ảnh, ông đang ngồi ở một quán bar. Ông rời Nhật Bản và đến Brazil sinh sống khi mới 30 tuổi, nhưng sau ngày 11.3, ông quyết định trở lại đất nước này để giúp đỡ những người nông dân trong khu vực và những con vật ở đây.

img

img

img

Ông Kazuhiro Onuki đang ngồi trong chính căn nhà của mình ở Tomioka. Trước khi thảm họa xảy ra, ông có 1 cửa hàng sách và cửa hàng đồ gốm Nhật Bản. Sau khi động đất sóng thần ập đến, cửa hàng của ông đã nhiều lần bị trộm ghé thăm, bởi vậy, những món đồ giá trị cũng dần biến mất. Căn phòng nơi ông ngồi chụp ảnh được giữ nguyên hiện trạng kể từ sau khi trận thảm họa kép xảy ra, phá hủy biết bao ngôi nhà. Hiện, ông Kazuhiro sống ở Tokyo cùng vợ và con gái.

img

Hidemasa và Michiko Otaki đang ở trong tiệm cắt tóc của mình tại Tomioka, một thành phố bị sóng thần quét qua và bị sơ tán do tai nạn hạt nhân năm xưa. Bà đã làm nghề này suốt 40 năm qua. "Tôi vừa cắt tóc xong cho một vị khách thì xảy ra động đất. Sau tai họa, chúng tôi đi hết trại tị nạn này sang trại tị nạn khác, tôi bắt đầu cắt tóc cho những người tị nạn khác. Một ngày nọ, tôi đang trò chuyện với một người tị nạn, cô ấy nói có một ngôi nhà bỏ trống cách tâm chấn 40km về phía Nam. Đó chính là nơi tôi đã sinh sống được 2 năm tính đến nay.

img

img

Kazuhiro Onuki đang ngồi trong chính ngôi nhà cũ của mình tại Tomioka. Trước thảm họa, ông làm quản lí tại cửa hàng sách và có một cửa hàng đồ gốm Nhật. Vì tai nạn, ông đã bị hôi của nhiều lần và đến nay thì chẳng còn gì giá trị trong nhà nữa. Chúng tôi muốn chụp ông trong ngôi nhà của mình. Căn phòng này giữ lại được không khí hoang tàn của ngôi nhà trong thời điểm hiện tại. Ngày trước, Kazuhiro đã di tản đến Tokyo cùng với vợ và con gái mình. Ông thường tham gia vào các phiên hội nghị nơi ông được mời lên chia sẻ về trải nghiệm đới với thảm họa hạt nhân. Dù ông có nhiều dịp trở về nhà và quét dọn, tuy nhiên, ông sẽ không quay về đây sinh sống.

Đàm Quan (Một thế giới)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem