Trong ca cao

  • Nhờ xây dựng tốt chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, trái ca cao của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp ca cao Suối Cát (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) luôn được thu mua với giá ổn định, bất chấp nhiều loại trái cây khác đang lao đao vì Covid-19.
  • Chocolate hữu cơ chế biến từ hạt ca cao hữu cơ ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang chinh phục những thị trường khó tính. Nhưng ít ai biết rằng cây ca cao từng bị hắt hủi, ngó lơ trên đất này.
  • Hội Nông dân (ND) tỉnh Đăk Lăk đang triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng thâm canh cây ca cao tại xã Ea Sar, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk”. Dự án nhằm giúp hội viên nông dân nắm bắt quy trình kỹ thuật, ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng thâm canh cây ca cao để tăng năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho hộ gia đình...
  • Ông Nguyễn Văn Thuận, ấp Phú Đức 2, xã Bình Phú, huyện Càng Long (Trà Vinh) cho biết, ông có gần 0,5 ha cây ca cao trồng xen dừa. Những năm trước, cứ 10 ngày ông thu hoạch ca cao 1 lần rồi chở ra chợ xã bán lẻ từ 3000 – 4.000/kg. Nhưng từ đầu năm đến nay, tại xã đã có đại lý thu mua ca cao với giá cao hơn và yêu cầu bỏ vỏ, thu mua hạt nên việc chuyên chở nhẹ nhàng hơn.
  • Không được ưu đãi đất đỏ bazan màu mỡ nhưng nhờ trồng xen ca cao nên vườn điều của gia đình ông Nguyễn Anh Nhật ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) luôn đạt năng suất cao, ít chịu tác động của biến đổi khí hậu. Mô hình trồng ca cao dưới tán điều của gia đình ông Nhật xứng đáng để nông dân học tập làm theo...
  • Chỉ trong 5 năm, diện tích cây ca cao tại Việt Nam đã giảm đến 56%. Nguyên nhân khiến loại cây này thăng trầm liên tục là bởi giá hạt ca cao nguyên liệu giảm mạnh, năng suất thấp, nông dân không có lợi nhuận so với một số loại cây trồng khác như sầu riêng, bưởi, cà phê...
  • Ca cao sơ chế chỉ có thể lời 15%, còn sản phẩm tinh chế từ ca cao có thể lên đến 400%.
  • Chỉ trong nửa đầu tháng 8, nhiều dự án, chương trình hợp tác giữa các doanh nghiệp (DN) và nông dân trồng ca cao tại tỉnh Đồng Nai đã được ký kết, mở ra hướng phát triển lâu dài cho loại cây trồng này.
  • Tại Đăk Lăk vừa diễn ra Chương trình "Gặp gỡ địa phương - Ngoại giao đoàn” năm 2016 khu vực Tây Nguyên, do Bộ Ngoại giao phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và UBND tỉnh Đăk Lăk tổ chức, với sự tham dự của gần 150 đại biểu là đại sứ, đại biện, đại diện các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, cùng doanh nghiệp (DN) của 5 tỉnh Tây Nguyên.
  • Để thực hiện chiến lược xây dựng cánh đồng lớn (CĐL), tỉnh Đồng Nai đang yêu cầu các doanh nghiệp có vốn nhà nước tích cực tham gia như: Tổng Công ty Tín Nghĩa, Công ty Donafood...