Trồng cao su thu tiền tỷ

Thứ hai, ngày 29/08/2011 07:38 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Năm 1988, vợ chồng chị Phạm Thị Bích từ huyện Thanh Chương (Nghệ An) lên tàu vào lập nghiệp tại ấp 4, xã Minh Long, huyện Chơn Thành (Bình Phước).
Bình luận 0

Đến vùng đất mới, chị hăm hở xin vào tập đoàn sản xuất, được tập đoàn chia 0,4ha đất xám bạc màu để trồng mì (sắn). Tập đoàn tan rã, chị Bích quay sang nuôi heo. Thấy heo hay bị bệnh, chị chuyển sang trồng nấm. “Nhờ nấm giúp tôi mua thêm đất khởi nghiệp trồng cao su” - chị Bích kể.

Chị Bích rất say mê khi nói về thâm niên gần 20 năm trong nghề trồng cao su. Trên diện tích trang trại 7ha, chị quy hoạch khá căn cơ: 4ha, chị trồng cao su để khai thác mủ, diện tích còn lại chị sản xuất cây giống hàng hóa, trong đó 0,5ha trồng cây nọc (gỗ) lấy vỏ tháp (ghép), 2,5ha chuyên gieo hạt cao su làm cây giống (cây tum).

img
Chị Phạm Thị Bích.

Vào vụ sản xuất giống, chị mua khoảng 2.500kg hạt cao su với giá 10.000 đồng/kg để ươm, một năm sau lấy vỏ của cây nọc làm mắt tháp ghép với cây tum để trở thành cây giống. Trên diện tích 2,5ha mỗi năm chị sản xuất 200.000 cây giống, trong đó 160.000 cây giống tum trần (ươm tháp trên đất trồng và 40.000 cây giống tum bầu (gieo hạt và tháp trong bọc nhựa).

Vài năm nay cao su phát triển ra các tỉnh phía Bắc, và sang nước Lào, Campuchia… nên nhu cầu cây giống lớn, cao su giống của chị Bích có chỗ đứng trên thương trường. “Nhờ chất lượng và giá thành hợp lý nên 70% cây giống của tôi được doanh nghiệp tư nhân Tuấn Tú hợp đồng bao tiêu cung cấp cho Lào, Campuchia và tỉnh Điện Biên” - chị Bích cho biết. Chị tiết lộ, cộng cả tiền khai thác mủ và tiền bán cao su giống mỗi năm trừ chi phí chị bỏ túi gần 1 tỷ đồng.

Chị cho biết thêm, hiện chị đang sản xuất cây giống PB260; DK4; Rim600 và VM515, đây là những giống phù hợp với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem