Với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả giống mới, cùng với sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm đã giúp các hộ dân bản Văn Lùng, xã Chiềng Hặc (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) thoát nghèo, vươn lên làm giàu với thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm.
Với bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó, một lão nông ở miền sơn cước Sơn La đã “phất lên” thành tỷ phú nhờ trồng bạt ngàn cây ăn quả. Mô hình trồng cây ăn quả của lão nông này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho gia đình mà còn trở thành nơi học hỏi kinh nghiệm của nhiều nông hộ khác trên địa bàn.
Những năm gần đây, nhiều hộ dân tại tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư công sức, tiền của trồng cây ăn quả để thay thế cho cây ngô, cây lúa kém hiệu quả theo các mô hình hợp tác xã. Với cách làm này, thu nhập của người nông dân tăng lên qua từng năm, nhiều hộ gia đình đã có thu nhập vài trăm triệu mỗi năm.
Sau khi xuất ngũ, một cựu chiến binh ở Sơn La đã tìm đến cây ăn quả để phát triển kinh tế. Với phẩm chất cần cù, chịu khó của người lính Cụ Hồ cộng với những cách làm sáng tạo, cựu chiến binh này đã bắt vườn cây ăn quả “đẻ” ta nửa tỷ đồng mỗi năm.
Nhờ làm tốt công tác dạy nghề cho lao động nông thôn mà nhiều năm qua đã có hàng nghìn nông dân ở Bắc Giang được dạy nghề, tạo việc làm. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Dù có một đôi tay khéo léo hái ra tiền từ nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ, nhưng anh Lương Ngọc Doanh, thôn Quan Hà Chúa, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) vẫn có đam mê bất tận với trồng cây ăn quả. Trong tay có một xưởng mộc và vườn cây ăn quả, nông dân 8X lúc nào cũng có tiền tiêu.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Sùng Chờ Nó - Bí thư Đảng ủy xã Long Hẹ (Thuận Châu, Sơn La), chia sẻ: Sau khi cây thuốc phiện bị triệt phá vào đầu những năm 2000, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân.
Chỉ cái tên Khuổi Lẹt, thôn Roòng Tùm cũng đã gợi lên sự hoang dã, hẻo lánh, dân bản địa chỉ lên đỉnh núi này phát nương làm rẫy. Vậy mà hơn 10 năm trước, anh Dương Văn Giao, sinh năm 1973, xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã quyết định lên đỉnh núi Khuổi Lẹt khai phá để phát triển kinh tế.
Người xưa thường quan niệm “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết", nhưng đối với ông Nguyễn Văn Sử, Chi hội trưởng Hội Nông dân bản Nghĩa Hưng thì lại khác. Từ trang trại phát triển kinh tế tổng hợp, mỗi năm, ông Sử “bỏ túi” 900 triệu đồng.