Trồng điên điển
-
Cây điên điển hiện nay không còn là hình ảnh riêng có của mùa nước nổi, mà đã xuất hiện quanh năm trên đất ruộng của những nhà nông xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
-
Hiện nay, bông điên điển không còn là hình ảnh riêng có của mùa nước nổi. Bất cứ mùa nào, cây điên điển cũng có thể xuất hiện, nở hoa vàng rực nhờ được người dân trồng để tăng thu nhập cho gia đình.
-
Tận dụng diện tích bờ đê gia đình ông Võ Văn Chiến, ngụ Bình Phú 2, xã Phú Bình, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) để trồng bông điên điển giống của Đài Loan, với diện tích trên 300m2, mỗi ngày gia đình ông Chiến thu hoạch trên 20kg bông điên điển với giá bán từ 20 -25 nghìn đồng/kg, đem lại cho gia đình ông Chiến thu nhập trên 400 nghìn đồng/ngày.
-
Ông Võ Văn Chiến ở xã Phú Bình (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) làm 25 công ruộng. Tận dụng đất bờ đê, 2 năm nay ông trồng thêm cây điên điển. Ông Chiến chia sẻ: “Ban đầu trồng chơi, hái được bao nhiêu thì bán đổi tiền chợ, sau thấy được giá nên có chỗ nào đất trống tôi đều trồng hết. Loại này mà có đầu ra ổn định thì nông dân có thể phát triển, hiện tại chỉ bán trung gian qua bạn hàng, nhưng có bao nhiêu đều được mua hết”.
-
Tại Đồng Tháp và An Giang nhiều nông dân chuyển đổi đất trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng điên điển mùa nghịch, bán giá cao gấp nhiều lần so với mùa thuận từ (tháng 7 đến tháng 11 hàng năm).
-
Sự xuất hiện của những chùm điên điển bông vàng rực “lủng lẳng” ở mé sông, bờ đê, con kênh báo hiệu mùa nước nổi đang về. Đâu chỉ gắn bó trong ký ức của mỗi người, loài hoa điên điển dân dã còn góp phần nuôi nấng biết bao thế hệ miền sông nước.