Vườn ươm Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) hiện nay đang là nơi ươm trồng hơn 100 cây cổ thụ được đánh chuyển từ đường Kim Mã để phục vụ thi công tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội.
95% cây đánh chuyển đã bắt đầu hồi sinh
Trao đổi với PV, Ông Trần Khánh Toàn - Phó Tổng giám đốc công ty Beepro (Đơn vị thực hiện di dời và chăm sóc cây Kim Mã) cho biết, hiện nay tỷ lệ sống sót của hơn 100 cây xanh được di chuyển về vườn ươm là 95%. Trong hơn 100 cây chuyển về vườn ươm, có tổng cộng 34 cây xà cừ và hơn 70 cây bao gồm: phượng, bằng lăng, hoa sữa… Hiện 101/104 cây đang 'hồi sinh' và phát triển rất tốt.
“Trong đợt nắng nóng kỷ lục vừa qua, 100% cây đều được tưới nước vào lúc mát, buổi sáng các nhân viên đều chăm sóc tưới cây đều đặn từ 4 giờ tới 7 giờ 30 sáng và chiều từ 18 giờ tới 20 giờ 30”. ông Toàn cho biết thêm.
Theo ghi nhận của PV, tại vườm ươm Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội), hơn 100 cây xanh cổ thụ sau khi được di dời từ đường Kim Mã về vườn ươm Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) nay đã bắt đầu ra những tán lá xanh mơm mởn, những thân cây trước đây trông như khúc củi khô thì nay bắt đầu ra tán.
Trước đó, ngày 5/6, đoàn công tác của Sở Xây dựng Hà Nội đến kiểm tra và ghi nhận tỷ lệ cây phục hồi, sinh trưởng tại vườn ươm đạt 95%. Trong hơn 100 cây chuyển về vườn ươm gồm xà cừ, phượng, bằng lăng, hoa sữa… hiện 101/104 cây đang hồi sinh và phát triển tốt.
Dự kiến, sau một năm từ lúc chuyển về vườn ươm, đơn vị chăm sóc sẽ trả lại cây cho thành phố để thực hiện các dự án theo quy hoạch. Những cây xà cừ cổ thụ, phượng, hoa sữa ở đây sẽ được trồng ở những tuyến phố mới, hoặc bổ sung ở các đường phố còn thiếu cây xanh.
“Trồng lại cây cổ thụ đã đánh chuyển là hành động mạo hiểm”
"Mặc dù tỉ lệ cây sống sót sau khi được đánh chuyển, ươm trồng lên đến 95% thế nhưng việc cây có thể được tái sử dụng lại hay không lại là chuyện khác”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiệp (Giám đốc Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam).
Sau khoảng 8 tháng ở vườn ươm, hơn 100 cây này đã bắt đầu ra lá non, xanh tốt.
Cây được đánh chuyển hiện nay đạt tỉ lệ sống sót lên tới 95% là một con số tốt, thế nhưng hiện nay để chăm sóc cây người ta phải sử dụng rất nhiều loại thuốc cùng công thức chăm sóc tỉ mỉ để duy trì sự sống của nó. Thế nhưng sau này khi đem trồng lại, tái sử dụng trên đường phố, khi không còn được giám sát chặt chẽ như trong vườn ươm nữa thì theo tôi cây khó có thể phát triển như cây trồng tự nhiên được.
"Đứng trên góc độ khoa học mà nói thì hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc đánh chuyển và tái trồng lại cây như cách mà họ (đơn vị đánh chuyển - PV) đã từng làm. Cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm như vậy thường có khối lượng rất lớn, việc cắt rễ, đánh chuyển, tái sử dụng ở những tuyến phố mới phải đảm bảo được việc bộ rễ phát triển tốt, bám chặt vào lòng đất để chịu được sức nặng của cây cũng như rung lắc khi cây ra cành tán lớn. Còn nếu không, việc trồng lại cây cổ thụ đã đánh chuyển theo tôi là hành động mạo hiểm”, Tiến sĩ Hiệp chia sẻ.
Trước đó, ngày 5/11/2016, hàng cây cổ thụ bên đường Kim Mã cơ bản đã được di chuyển hết về vườn ươm ở Đa Tốn để phục vụ công trình đường sắt nội đô. Dự kiến, sau 1 năm từ lúc chuyển về vườn ươm, đơn vị chăm sóc sẽ trả lại cho thành phố để thực hiện các dự án quy hoạch.
Đây cũng là dự án đầu tiên thành phố Hà Nội thực hiện việc di chuyển cây xanh để giải phóng mặt bằng thay vì chặt hạ. Dự kiến trong thời gian tới, một số cây xà cừ bên đường Phạm Văn Đồng cũng sẽ được di dời để chăm sóc chứ không chặt hạ.
Theo quan sát của PV, tại những vị trí cắt cành để phục vụ di chuyển nay đã ra lá xanh tươi tốt.
Rơm rạ được bọc như một lớp áo bảo vệ từ sát gốc đến ngọn cây.
Mỗi cây đều được đánh số cẩn thận và có chế độ chăm sóc khác nhau tuỳ vào đặc tính của từng cây.
Việc tưới tắm cho cây được đặt lên hàng đầu và tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Cây không chỉ được tưới mà còn được tắm để cành lá sạch sẽ, chống sâu bệnh, giữ được độ ẩm cho cây
Hơn 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) dự kiến sẽ phải di dời, chặt hạ để thi công dự án đầu tư...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.